Tình hình lạm phát tại Việt Nam
Mục lục
Lạm phát tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Đi cùng với việc giá xăng dầu tăng một cách phi mã thì lạm phát được các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ vượt con số 5%. Bài viết hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu về tình hình lạm phát tại Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình lạm phát tại Việt Nam
Mức lạm phát ở Việt Nam hiện nay vẫn được Chính phủ giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên con số này rất có thể sẽ tăng trong những tháng cuối năm 2022 do giá xăng dầu tăng nhanh.
Việc tăng giá cả của 2 nhóm hàng là nhóm xăng dầu; nhóm nhà ở chủ yếu liên quan đến việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine của Nga làm gián đoạn nguồn cung ứng dầu thô và nguyên liệu toàn cầu. Việc này đẩy giá xăng dầu tăng cao, có lúc lên đến trên 130 USD/thùng.
Các biện pháp kiềm hạm lạm phát của Chính phủ hiện nay:
– Chính phủ và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Cần có cái nhìn lâu dài và kịp thời để nhận ra hàng hóa nào có thể thiếu hụt trong thời gian tới để có thể đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
– Các cơ quan, bộ ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu như ga, xăng dầu, gạo,…có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết để hạn chế tăng giá. Đối với mặt hàng xăng dầu Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Công thương và Bộ tài chính theo dõi sát sao tình hình giá cả trên thế giới để có những định hướng phù hợp giúp bình ổn giá , đảm bảo lưu thông, đảm bảo nguồn cung ứng thiết yếu. Báo ngay với Chính phủ khi có chuyển biến xấu, không để xảy ra tình trạng tăng giá ảo.
– Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng điều chỉnh giá để bình ổn giá thị trường và tránh lạm phát.
– Giá cả nguyên liệu Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá vàng thế giới vì vậy bắt buộc chúng ta phải phát triển các mối quan hệ ngoại giao để có nguồn nguyên liệu với giá rẻ, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, đảm bảo nguồn cung đầu vào, ổn định giá và tránh lạm phát.
– Chú trọng phát triển cải tạo cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập giảm áp lực lên người dân.
Lạm phát là ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế xã hội. Trước hết, lạm phát đã tác động đến đời sống tất cả mọi người, nhất là những người làm công ăn lương, những gia đình nghèo. Nó cũng làm tốc độ tăng trưởng suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Hiện nay theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học chỉ ra rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát bao gồm: Lạm phát do cầu kéo, Lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu….
- Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo là nhu cầu của một mặt hàng nào đó tăng cao kéo theo giá của mặt hàng đó tăng cao, từ đó kéo theo các loại hàng hóa liên quan tăng cao. Như giá xăng tăng kéo theo các loại dịch vụ liên quan tới xăng cao như grab, taxi…
- Lạm phát do chi phí đẩy:
Lạm phát do chi phí đẩy được hiểu là việc giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao do tổng giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí nhân công tăng cao…..
- Lạm phát do cầu thay đổi:
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá. Trong khi đó lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và đồng thời giá cũng tăng.
- Lạm phát do xuất khẩu, nhập khẩu:
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên.
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
- Lạm phát do tiền tệ:
Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.