Lạm phát tăng dẫn đến những hậu quả gì?
Mục lục
Các nhà đầu tư, nhà kinh tế học, các chính trị gia rất quan tâm đến vấn đề lạm phát của nền kinh tế. Vì lạm phát gây ra hậu quả rất nghiêm trọng trong việc phát triển đất nước, đời sống của người dân. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu lạm phát tăng dẫn đến những hậu quả gì?
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Trong thực tế không phải tất cả những sự tăng giá cả hay tăng bao nhiêu cũng được cho là lạm phát. Các nhà kinh tế học đo lường bằng những chỉ số cụ thể hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân.
Đặc điểm của lạm phát:
- Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn.
- Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.
- Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền.
Phân loại lạm phát dựa vào mức độ lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống, kinh doanh của người dẫn vẫn ổn định. Mức lạm phát dưới 5% là mức độ các nhà kinh tế hướng tới
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia.
Lạm phát tăng là mức độ lạm phát vượt quá mức độ cho phép của nền kinh tế.
Các cơ quan nhà nước nhận định: “Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn nhất là khi xu hướng các nước đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược khiến giá cả nguyên liệu tăng cao; đặc biệt trong thời điểm đầu năm 2022 khi nhu cầu tiêu dùng theo quy luật tăng trong dịp Tết Nguyên đán cũng như tổng cầu nền kinh tế sẽ có những hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát”.
2. Lạm phát tăng dẫn đến những hậu quả gì?
2.1. Ảnh hưởng đến lãi suất
Việc lạm phát tăng dẫn đến việc lãi suất cũng tăng theo tỷ lệ lạm phát. Việc này làm mất ổn định mức lại suất thực của các ngân hàng, các ngân hàng sẽ phải nỗ lực kéo mức lãi suất thực về dương. Việc lãi suất danh nghĩa tăng cũng dẫn theo sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp trong nước.
2.2. Lạm phát tác động đến thu nhập của người lao động
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi.
Từ đó, thu nhập thực tế của của người lao động thấp đi trong khi những sản phẩm dịch vụ khác thì tăng giá. Như vậy nền suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm mất lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ …
2.3. Phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc
Một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến giàu lên nhanh chóng
Những người có các hàng hoá mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm có thể bị nghèo đi.
Đặc biệt là những người lao động, chủ yếu là công nhân sẽ nghèo đi nhanh chóng vì đồng tiền mất giá.
Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ dẫn đến việc kẻ ăn không hết mà người lẫn chẳng ra, gây ra sự đói kém trong bộ phận người dân có thu nhập thấp.
2.4. Lạm phát dẫn đến thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi, vì vậy lãi suất sẽ tăng cao. Những người thực sự khó khăn cần vay tiền sẽ phải vay với mức lãi suất khá cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền dùng tiền của mình vơ vét và thu gom tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Sản xuất phát triển không đồng đều, nguồn vốn sẽ chạy về các ngành có giá cao.
Ngân sách bội chi tăng trong khi các khoản thu lại giảm.