Lạm phát là gì?
Mục lục
Lạm phát là cụm từ gây sợ hãi rất lớn đối với các nền kinh tế. Các cơ quan nhà nước phối hợp với ngân hàng luôn có những biện pháp để tránh tình trạng lạm phát xảy ra. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân nào gây ra lạm phát? Và cách nào có thể giảm tình trạng lạm phát? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản để trả lời những câu hỏi trên.
1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Trong thực tế không phải tất cả những sự tăng giá cả hay tăng bao nhiêu cũng được cho là lạm phát. Các nhà kinh tế học đo lường bằng những chỉ số cụ thể hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân.
Đặc điểm của lạm phát:
- Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn.
- Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.
- Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền.
Phân loại lạm phát dựa vào mức độ lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống, kinh doanh của người dẫn vẫn ổn định. Mức lạm phát dưới 5% là mức độ các nhà kinh tế hướng tới
- Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
- Siêu lạm phát (trên 1000%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát
Hiện nay theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học chỉ ra rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát bao gồm: Lạm phát do cầu kéo, Lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu….
2.1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là nhu cầu của một mặt hàng nào đó tăng cao kéo theo giá của mặt hàng đó tăng cao, từ đó kéo theo các loại hàng hóa liên quan tăng cao. Như giá xăng tăng kéo theo các loại dịch vụ liên quan tới xăng cao như grab, taxi…
2.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy được hiểu là việc giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao do tổng giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí nhân công tăng cao…..
2.3. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá. Trong khi đó lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và đồng thời giá cũng tăng.
2.4. Lạm phát do xuất khẩu, nhập khẩu
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên.
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
2.5. Lạm phát do tiền tệ
Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.
3. Cách khắc phục tình trạng lạm phát
– Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông: Ngừng phát hành tiền, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
– Tăng số lượng hàng hóa trong lưu thông: Giảm thuế, nhập khẩu hàng hóa,….
– Sử dụng chính sách tiền tệ: Nhà nước tác động vào tiền tệ thông qua các ngân hàng, lãi suất và ngoại hối.
– Sự can thiệp của chính phủ: Cắt giảm chi tiêu và đầu tư công, tạm hoãn các khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước, tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm nhu cầu chi tiêu của các cá nhân trong xã hội, giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa, đi vay viện trợ nước ngoài, có những cải cách trong chính sách thu nhập.