Khi gây tai nạn chết người
Mục lục
Hiện nay tình hình vi phạm an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp. Số vụ tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết. Và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông ý thức còn kém, sử dụng ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu,… Khi gây tai nạn chết người sẽ bị xử lý như thế nào? Tùy nào mức độ mà sẽ có khung hình phạt khác nhau.
1. Gây tai nạn chết người có bị truy cứu hình sự không?
Khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây thì việc gây tai nạn làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
- Chủ thể phạm tội: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ – Là người có đủ khả năng nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi mà bản thân mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác để không gây ra nguy hiểm cho xã hội;
- Mối quan hệ bị xâm phạm: Xâm phạm sự an toàn của quá trình giao thông đường bộ, sự an toàn về tính mạng của người khác;
- Biểu hiện tâm lý của người phạm tội: Người vi phạm thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra hoặc dù xảy ra thì vẫn có thể ngăn chặn được. Hoặc người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó;
- Biểu hiện bên ngoài: Người gây tai nạn vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khiến người bị tai nạn tử vong, như vi phạm chấp hành báo hiệu đường bộ, phóng nhanh vượt ẩu; không tuân thủ khoảng cách giữa các phương tiện tham giao thông, sử dụng làn đường, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe đi ngược chiều,…
2. Chế tài xử lý hành vi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định chế tài xử lý hành vi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người như sau:
- Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm – 10 năm khi làm chết 02 người;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm khi làm chết từ 03 người trở lên;
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả làm chết từ 03 người trở lên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm.
3. Phan Law Vietnam hỗ trợ quá trình quá tụng hình sự
Khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Phan Law Vietnam, các bạn sẽ được tư vấn và đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu. Từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vụ án tốt nhất. Và khi có yêu cầu thuê Luật sư đại diện tham gia tố tụng hình sự, hai bên sẽ thảo luận nội dung của Hợp đồng dịch vụ và tiến hành ký kết. Khi đó, Luật sư Hình sự chính thức trở thành người bào chữa của bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
Những công việc nổi trội sẽ được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án gồm:
- Luật sư sẽ tham gia hỏi cung để tránh trường hợp thân chủ bị ép cung, ép khai không đúng sự thật gây bất lợi;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội danh/bào chữa cho bị can, bị cáo;
- Làm việc với Viện kiểm sát, yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung nếu thấy cần thiết;
- Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án hình sự; tham gia phiên tòa; hỏi, trình bày luận cứ, tranh luận tại phiên xét xử để làm rõ vụ án. Và đưa ra chứng cứ, các lập luận để chứng minh tội danh/bào chữa hoặc đề nghị giảm nhẹ tội cho bị can, bị cáo;
- Soạn thảo đơn yêu cầu phúc thẩm và tiếp tục tham gia phiên tòa phúc thẩm để bảo vệ thân chủ.