Lạm phát kinh tế vĩ mô ảnh hưởng thế nào đến đời sống?
Mục lục
Có thể nói, lạm phát kinh tế vĩ mô là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, nó vừa thúc đẩy, nhưng cũng vừa kìm hãm sự phát triển. Vậy cụ thể lạm phát tác động như thế nào đến đời sống và kinh tế trong một nước? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn nắm bắt và có cái nhìn tổng quát nhất.
Lạm phát được chia làm mấy mức độ?
Đối với mỗi quốc gia dùng tiền tệ để làm đơn vị trung gian giao dịch thanh toán thì lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên. Theo đó, lạm phát được chia thành 03 mức độ, cụ thể:
- Lạm phát kinh tế tự nhiên: 0 – dưới 10%. Ở mức độ này, lạm phát vẫn không đáng lo ngại. Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn trong tình trạng ổn định.
- Lạm phát kinh tế phi mã: 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã xảy ra sẽ khiến cho nền kinh tế bị biến động kinh tế trầm trọng. Đồng tiền trượt giá và thị trường tài chính bị phá vỡ.
- Siêu lạm phát: trên 1000%. Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng, nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, thảm họa và khó có thể khôi phục lại như ban đầu.
Lạm phát kinh tế vĩ mô ảnh hưởng thế nào đến đời sống?
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế trong một nước. Tuy nhiên, với cơ chế hoạt động của mình, lạm phát sẽ tác động theo hướng tiêu cực, nhưng cũng có thể là tích cực. Cụ thể trong các lĩnh vực dưới đây:
Đối với nền kinh tế
Đối với sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát nhẹ sẽ đem lại hiệu quả tích cực, thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng hóa. Tuy nhiên, với mức độ cao sẽ là thảm họa trong một quốc gia như làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ cung cầu bị chênh lệch, nền kinh tế bị sụt giảm,…
Lĩnh vực sản xuất
Trong sản xuất, lạm phát sẽ làm cho giá cả nguồn cung tăng lên dẫn đến hoạt động sản xuất cũng tăng theo. Tuy nhiên, những nhà cung cấp nguyên vật liệu lúc này lại thu được nhiều lợi nhuận từ chính những sản phẩm, hàng hóa mình buôn bán.
Thu nhập và việc làm của người lao động
Khi giá cả hàng hóa tăng, nhu cầu tiêu dùng lớn, người dân sẽ phải bỏ ra số tiền theo yêu cầu để đáp ứng. Do đó, tiền lương của người lao động cũng phải tăng lên. Thế nhưng, trên thực tế, tiền công của người lao động chưa “đuổi kịp” tốc độ tăng giá của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,… trên thị trường. Vì thế, nhiều hệ lụy tiêu cực sẽ phát sinh và có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thị trường lao động nếu lạm phát kéo dài.
Pháp luật quy định thế nào về tình trạng lạm phát?
Để ngăn ngừa tình trạng lạm phát xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 như sau:
“1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, việc đặt ra chỉ tiêu lạm phát nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, hạn chế tình hình lạm phát. Điều này được thể hiện qua quyết định chỉ số giá tiêu dùng, giám sát và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.