Người thi hành công vụ là ai? Xúc phạm người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Việc thực hiện, bắt giữ tội phạm vô cùng quan trọng nhưng cũng có nhiều tình tiết nguy hiểm. Nhiều đối tượng có hành vi “cản trở” hoặc tác động trực tiếp, gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến người thi hành công vụ. Vậy, người thi hành công vụ là những ai? Hành vi xúc phạm người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?
1. Người thi hành công vụ là những ai?
Người thi hành công vụ thường là cán bộ, công chức, viên chức, hạ sĩ quan, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo quy định pháp luật. Những người này sẽ được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích cho Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội.
2. Xúc phạm người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt như thế nào?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi xúc phạm người thi hành công vụ được quy định theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, với những đối tượng có hành vi xúc phạm người thi hành công vụ, dùng lời nói thô tục, chửi bởi hoặc thực hiện những hành động gây cản trở thì có thể bị xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng. Ngoài ra, những đối tượng này sẽ buộc phải xin lỗi công khai với những người thi hành công vụ.
Một lưu ý là mức phạt này chỉ áp dụng đối với hành vi cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi xúc phạm người thi hành công vụ thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần đối với quy định nêu trên.
Xem thêm: Hướng dẫn làm đơn tố cáo bôi nhọ xúc phạm danh dự người khác
2.2. Xử lý hình sự với người thi hành công vụ
Có một vài đối tượng cản trở người thi hành công vụ mà đủ các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác thì có thể bị xử phạt hình sự. Cụ thể, Theo điểm e khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định nêu trên, với những đối tượng xúc phạm người thi hành công vụ mà đủ các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác sẽ bị kết tội và xử phạt hình sự. Mức xử phạt cảnh cáo sẽ phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm 1 công việc nhất định từ 1-5 năm, cấm hành nghề.
3. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý tại Văn phòng Luật sư Tố tụng
Việc tư vấn pháp lý vô cùng quan trọng, đòi hỏi quá trình phân tích toàn diện vấn đề dựa trên quy định của pháp luật để áp dụng cho từng khách hàng, sự việc khác nhau. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý thì hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Tố tụng.
Là một trong những văn phòng Luật sư uy tín, Luật sư Tố tụng giúp khách hàng giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề đang gặp phải. Ngoài ra, Luật sư Tố tụng cũng tìm hiểu các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền của người được tư vấn để đưa ra giải pháp tốt nhất, đảm bảo những lợi ích như:
- Dự đoán kết quá, vụ việc liên quan đến pháp luật và thông tin về các dịch vụ;
- Đưa ra những giải pháp tốt nhất cho Khách hàng, đảm bảo quyền lợi cao nhất;
- Định hướng đến giải pháp tối ưu liên quan đến công việc mà Khách hàng gặp phải.