Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào? Hút cần sa có phải hút ma túy không?
Mục lục
Hiện nay, việc sử dụng các chất kích thích như cần sa thường xuất hiện ở giới trẻ. Có rất nhiều người sau khi sử dụng cần sa sẽ sinh ra ảo giác, không làm chủ được bản thân là gây ra những xung đột, hành vi vi phạm pháp luật. Vậy việc sử dụng cần sa bị phạt như thế nào? Hút cần sa có phải hút ma túy không?
1. Hút cần sa có được xem là hút ma túy không?
Cần sa là một loại cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa – chất hóa học có tác dụng mạnh trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). Theo khoa học chứng minh thì chất THC có thể gây ảnh hưởng tới tính khí và nhận thức của người sử dụng. Nếu quá liều có thể ngấm vào máu, qua phổi, qua màng bao tử hoặc ruột non nếu ăn. Cần sa có thể được dùng bằng cách hút, hít hoặc trộn vào các thực phẩm để ăn.
Theo quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất thì cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Do đó, việc sử dụng cần sa được liệt kê là một chất ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người sử dụng cần sa có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
Việc sử dụng cần sa bị phạt như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ cụ thể như sau:
2.1. Xử phạt hành chính
Theo Khoản 1 và Khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Bên cạnh đó, Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, người sử dụng cần sa sẽ được quy vào tội sử dụng trái phép chất ma túy. Với trường hợp này, người sử dụng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng. Ngoài ra, số cần sa mà đối tượng đang sử dụng sẽ bị tịch thu.
Xem thêm: Các hình thức sử dụng ma túy thường gặp
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Cần sa là một loại chất ma túy bị cấm sử dụng. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng chất ma túy.
Tuy nhiên, khi phát hiện có lưu trữ ma túy trái phép trong người thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau:
- Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người sử dụng cần sa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu phát hiện có mục đích tàng trữ, trái phép trong người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi sử dụng cần sa – Phan Law Vietnam
Hành vi sử dụng cần sa được coi là sử dụng trái phép chất ma túy. Với hành vi này, pháp luật đang nghiêm cấm và có mức xử phạt tương ứng. Theo đó, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về quy định xử phạt với người sử dụng cần sa thì đừng ngần ngại liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhé.
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật. Đặc biệt, đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam cũng là những người có chuyên môn cao, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc cho Khách hàng.
Ngoài ra, dành cho trường hợp với bị can, bị cáo đang cần bào chữa, giảm nhẹ tội thì Phan Law Vietnam cũng sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho Khách hàng.