Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?
Mục lục
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả quyền tác giả đối với các tác phẩm của người đó. Vi phạm bản quyền là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã được pháp luật bảo vệ một cách trái phép, như: sao chép, phân phối tác phẩm khi chưa được sự đồng ý,… Hành vi vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chế tài xử lý hình sự đối với hành vi này.
1. Dấu hiệu vi phạm bản quyền
Dựa vào Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể thấy rằng:
- Chủ thể của tội xâm phạm bản quyền là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự;
- Người phạm tội cố ý thực hiện việc sao chép tác phẩm (nhân bản toàn bộ hoặc một phần tác phẩm, như: in ấn thành sách, photocopy,…) hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm (là hành vi kinh doanh, như: bán, cho thuê,…các bản sao tác phẩm trên thị trường hoặc bằng hình thức khuyến mại khi bán các hàng hóa khác bằng các bản sao tác phẩm) khi không được phép của chủ thể quyền tác giả. Điều này làm xâm phạm quyền tác giả được pháp luật bảo hộ;
- Hành vi sao chép hoặc phân phối đến công chúng chỉ cấu thành tội phạm nếu vi phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?
Khi hành vi vi phạm bản quyền đủ yếu tố cấu thành tội danh xâm phạm quyền tác giả tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì sẽ bị xử lý hình sự như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân vi phạm
Khung 1: Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Trường hợp 2: Pháp nhân vi phạm
Khung 1: Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng;
Khung 2: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 02 năm;
Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm – 03 năm.
3. Sử dụng dịch vụ tại Phan Law Vietnam để bảo vệ quyền lợi
Tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Điều này có thể được thể hiện qua thái độ làm việc, kỹ năng nghiệp vụ và những Khách hàng đã và đang quan tâm, tin tưởng sử dụng dịch vụ. Hãy đến với Phan Law để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đạt được hiệu quả tốt nhất, như:
- Thái độ phục vụ: Luật sư tư vấn, Luật sư tố tụng, Chuyên viên pháp lý tại đơn vị luôn thực hiện theo khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình” để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ;
- Về nghiệp vụ chuyên môn: Là đơn vị dịch vụ pháp lý, chúng tôi luôn am hiểu pháp luật, cập nhập văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên để áp dụng vào vụ việc. Bên cạnh đó, là đơn vị hoạt động lâu năm, chúng tôi có bề dày kinh nghiệm để dễ dàng xử lý được các tình huống pháp sinh cũng như không để xảy ra sai sót;
- Đại diện Khách hàng: Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ; tìm kiếm giấy tờ, bằng chứng có lợi cho thân chủ và thực hiện các thủ tục, tham gia hoạt động tố tụng.