Xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi là vấn đề diễn ra hết sức phức tạp và đặc biệt được quan tâm. Chúng ta có thể dễ dàng cập nhật các tin tức về xâm hại tình dục với trẻ em hàng ngày, hàng giờ. Vậy người xâm hại trẻ dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào? Mức phạt tù bao nhiêu năm? Cùng chúng tôi làm rõ các vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Thế nào là xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi?
Trước khi tìm hiểu quy định về xử lý đối với hành vi xâm hại trẻ em, chúng ta cùng làm rõ một số vấn đề dưới đây.
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Tại điểm 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 sửa đổi, bổ sung 2018 giải thích:
“Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản: Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.
2. Xâm hại trẻ em gồm những hành vi nào?
Hành vi xâm hại trẻ em được quy định khá chi tiết trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể bao gồm:
2.1. Hành vi hiếp dâm trẻ em:
Hành vi hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Đối với nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp giao cấu với những trẻ em này (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em.
2.2. Hành vi cưỡng dâm trẻ em:
Hành vi cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Hành vi cưỡng dâm trẻ em cũng bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc.
2.3. Hành vi dâm ô với trẻ em:
Được hiểu là hành vi sinh hoạt tình dục dưới dưới các dạng khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu (như hành vi kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục….).
Ngoài ra, các hành vi sau cũng đều bị coi là hành vi xâm hại tình dục trẻ em như: Dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác để dụ dỗ, lôi kéo trẻ em hoạt động mại dâm; dùng thủ đoạn nói dối, gian lận để trẻ em hoạt động mại dâm; dẫn, chỉ dẫn, môi giới, tổ chức xúi giục trẻ em hoạt động mại dâm; che giấu, cho thuê, mượn hoặc bố trí nơi để trẻ em hoạt động mại dâm; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; cho trẻ em tiếp xúc với văn hóa phẩm, sản phẩm có nội dung khiêu dâm hoặc tác động vào cơ thể trẻ em nhằm kích động tình dục trẻ em…
3. Xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào?
Tuỳ theo từng loại hành vi xâm hại, pháp luật hình sự có quy định cụ thể như sau:
3.1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
………
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.2. Tội cưỡng dâm
Được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm….”
Như vậy, với từng loại tuổi, từng hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, pháp luật sẽ có quy định về mức phạt tù cụ thể. Tuy nhiên, dù thế nào thì trẻ em là những mầm non tương lại của đất nước nên cần được bảo vệ.