Xâm phạm quyền riêng tư của con cái
Mục lục
Con cái có quyền được pháp luật bảo vệ trước sự xâm phạm, can thiệp đối với quyền riêng tư, như: thông tin, hình ảnh, thư tín,… Không một người cha, người mẹ nào được quyền xâm phạm quyền riêng tư của con cái. Người nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp này của người con sẽ đối mặt với các chế tài xử lý. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết hơn về chủ đề này cho các bạn.
1. Xâm phạm quyền riêng tư của con cái có bị xử lý hình sự không?
Khi bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái có thể dẫn đến việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi, từ đó quyết định hình phạt.
Theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật Hình sự hiện hành dấu hiệu xác định tội phạm như sau:
Thứ nhất, chủ thể vi phạm
Chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi mới bị xử lý hình sự.
Thứ hai, mối quan hệ bị xâm hại
Xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về quyền riêng tư của con cái.
Thứ ba, biểu hiện tâm lý
Cha mẹ nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con cái là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Thứ tư, biểu hiện bên ngoài
Cha mẹ thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
- Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác: Đó là hành vi lấy trái phép và chiếm đoạt trái phép thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của con cái được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác;
- Cố ý làm hư hỏng (không còn nguyên vẹn hoặc hỏng hoàn toàn), thất lạc (không đưa đến địa điểm cần đến) hoặc cố ý lấy thông tin, nội dung của telex, fax, thư tín, điện báo hoặc văn bản khác của con cái được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông (sao chép, ghi lại nội dung của thông tin trong thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác);
- Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật: Đây là hành vi bí mật nghe trộm điện thoại của con cái hoặc dùng thiết bị để ghi âm lại cuộc gọi của con cái;
- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật: Là hoạt động công khai hoặc bí mật lục soát người, chỗ ở, đồ vật để thu giữ thư tín, điện tín,…
2. Xâm phạm quyền riêng tư của con cái bị chế tài gì?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt, cụ thể như sau:
Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Phạt tù từ 01 năm – 03 năm khi:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm – 05 năm.
3. Dịch vụ pháp lý của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
Trong cuộc sống hằng ngày, việc xác định ranh giới giữa phạm tội và không phạm tội là rất khó bởi chúng rất mong manh. Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam ra đời nhằm giúp các bạn xác định được hành vi của mình có cấu thành tội phạm hay không? Nếu cấu thành thì cấu thành tội danh gì? Chế tài xử phạt như thế nào? Và hướng xử lý để được giảm nhẹ hình phạt ra sao?
Khi các bạn cảm thấy bản thân đang vướng vào bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hình sự thì hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để nhận được sự tham vấn, tư vấn hình sự ngay từ đầu với các hướng giải quyết phù hợp nhất từ Luật sư. Bên cạnh việc tư vấn, khi cần thiết thì Luật sư có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình.