Xâm phạm quyền trẻ em – vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội
Mục lục
Trẻ em luôn là đối tượng được xã hội ưu tiên bảo vệ bởi các em là thế hệ tương lai, là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là hiện nay, vấn nạn xâm phạm quyền trẻ em đang ngày càng gia tăng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền trẻ em? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ tuổi thơ cho con em của chúng ta.
1. Quyền trẻ em là gì?
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Căn cứ Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi
Luật Trẻ em 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:
– Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
– Không phân biệt đối xử với trẻ em.
– Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
– Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
2. Những quyền cơ bản của trẻ em
Quyền của Trẻ em được quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 36 của Luật Trẻ em năm 2016, bao gồm 25 quyền sau đây:
1- Quyền sống: Được bảo vệ tính mạng, bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em cũng nghiêm cấm hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2- Quyền khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
3- Quyền được chăm sóc sức khỏe: Được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
4- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển toàn diện về tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
6- Quyền vui chơi, giải trí: Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
7- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
8- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
9- Quyền về tài sản: Có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
10- Quyền bí mật đời sống riêng tư:
Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích của trẻ.
Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác.
11- Quyền được sống chung với cha, mẹ, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích của trẻ em.
12- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
13- Quyền được chăm sóc thay thế, nhận làm con nuôi.
14- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
15- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
16- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.
17- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy.
19- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang: Ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
22- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp. Được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
24- Quyền của trẻ em khuyết tật: Được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ đặc biệt để phục hồi chức năng, hòa nhập xã hội.
25- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
…”
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác, Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 140, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
…”
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
c) Đối với người dưới 16 tuổi,…;
…”
Đối với hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
…
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
…
đ) Làm nạn nhân tự sát.
…”
Đối với hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142, Điều 144, Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
…”
“Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
…”
“Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
…”
Để bảo vệ quyền trẻ em và trừng trị những hành vi xâm phạm quyền trẻ em, hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều chế tài xử phạt khác nhau, áp dụng cho từng hành vi vi phạm cụ thể. Trên đây là chế tài xử phạt cho một số hành vi xâm phạm quyền trẻ em điển hình phổ biến hiện nay.
4. Hỗ trợ pháp lý từ Văn phòng luật sư tố tụng
Nếu bạn vẫn đang phải đau đầu với những vấn đề vướng mắc liên quan đến vấn đề xâm phạm quyền trẻ em và cần người hỗ trợ thì Văn phòng luật sư tố tụng là lựa chọn phù hợp cho bạn:
Tư vấn pháp luật:
- Luật sư sẽ tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc của bạn, bao gồm: căn cứ pháp lý, thủ tục tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, v.v.
- Tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về vụ việc và đưa ra quyết định phù hợp.
Soạn thảo hồ sơ pháp lý:
- Luật sư sẽ soạn thảo các văn bản pháp lý cần thiết cho vụ việc của bạn, bao gồm: đơn khởi kiện, đơn phản hồi, đơn đề nghị,…
- Hồ sơ pháp lý được soạn thảo một cách chuyên nghiệp, đầy đủ và chính xác sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.
Đại diện tham gia tố tụng:
- Luật sư sẽ đại diện cho bạn tham gia các phiên tòa, phiên họp, buổi hòa giải,….
- Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tích cực và hiệu quả trong quá trình tố tụng.
Thực hiện các thủ tục pháp lý:
- Luật sư sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp, bao gồm: nộp hồ sơ, thu thập bằng chứng, tìm kiếm nhân chứng,…
- Luật sư sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc giải quyết vụ việc.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư tố tụng còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác như:
- Hỗ trợ đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp: Luật sư sẽ giúp bạn đàm phán, thương lượng với các bên liên quan để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
- Hỗ trợ thi hành án: Luật sư sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục thi hành án để đảm bảo bạn nhận được đầy đủ quyền lợi của mình theo phán quyết của tòa án.