Cần làm gì và báo cho ai khi thấy hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em?
Mục lục
Hiện nay, nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh thành phố và nông thôn. Vì một vài lý do chủ quan và khách quan nên nhiều phụ nữ và trẻ em chưa biết cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Luật sư tố tụng sẽ tổng hợp những kiến thức và giải pháp khi gặp phải hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em nhé!
1. Tình trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam
Hiện nay tình trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến một vài hành vi bạo hành bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc cố ý đe dọa phụ nữ và trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng;
- Lăng mạ hoặc cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi đồng thời gây áp lực về tâm lý của phụ nữ và trẻ em;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà, cha, mẹ, con, cháu,…
- Cưỡng ép phụ nữ và trẻ em quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi cố tình làm hư hỏng tài sản riêng hoặc chung của các thành viên trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ;
- Có hành vi trái pháp luật, buộc phụ nữ và trẻ em ra khỏi chỗ ở.
Thông thường, khi bị bạo hành phụ nữ và trẻ em thường lo sợ, không dám tố cáo cho người khác biết. Do đó, phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành thường e thẹn, ngại ngùng và không dám kháng cự lại. Điều này khiến cho các đối tượng cho hành vi bạo hành thường được nước lấn tới, ngày càng bạo hành dã man hơn.
Tuy nhiên, hiện nay xã hội phát triển, mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ quyền con người nên những hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em cần phải lên án và cần có hình phạt thích đáng đối với những kẻ có hành vi bạo lực.
2. Gặp hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em thì nên báo cho ai?
Khi bắt gặp hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em hoặc bạn là chính nạn nhân thì nên thông báo cho các tổ chức, cá nhân theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Khi muốn báo cáo cho cơ quan tổ chức, cá nhân trên về hành vi bạo hành phụ nữ và trẻ em thì bạn cần phải cung cấp minh chứng rõ ràng. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình sẽ là minh chứng để cơ quan vào cuộc bảo vệ quyền lợi giúp bạn.
Xem thêm: Bạo hành gia đình: pháp luật có những chế tài nào để xử lý?
3. Vai trò của luật sư bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em
Để đóng góp trong việc bảo vệ công ty về quyền phụ nữ và trẻ em, đội ngũ Luật sư tố tụng trở thành địa chỉ uy tín được mọi người lựa chọn. Theo đó, Luật sư tố tụng sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với trường hợp phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, tư vấn pháp lý giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.
Luật sư tố tụng là người hành nghề Luật, có kiến thức chuyên môn sâu và am hiểu pháp luật nên có thể vận dụng linh hoạt các quy định giúp Khách hàng giải quyết khó khăn, rắc rối trong hành vi bạo hành. Ngoài ra, Luật sư tố tụng cũng đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất khi bạo lực gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích an toàn đối với Khách hàng.