Xử lý người sử dụng ma tuý
Mục lục
Hiện nay chúng ta rất hay bắt gặp thông tin về những người nổi tiếng bị bắt khi đang sử dụng ma tuý. Thực tế, con số người sử dụng ma tuý còn nhiều hơn những gì chúng ta thấy bởi không phải công an lúc nào cũng có thể bắt những đối tượng này. Vậy xử lý người sử dụng ma tuý như thế nào để có thể mang tính răn đe cao.
1. Tác hại của việc sử dụng ma tuý
Biểu hiện của người sử dụng ma túy:
– Lo âu: Lo âu là trạng thái thường gặp ở tất cả những người cai nghiện.
– Mệt mỏi và mất ngủ: Ma túy đá làm cho não bộ phấn khích và không cần ngủ, khi cai nghiện tác động của ma túy hoàn toàn biến mất vì vậy sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.
– Cảm giác kiệt sức và có thể mơ lung tung khi ngủ.
– Tâm trạng ủ rũ, chán chường sẽ kéo dài khoảng 3 tuần, và gây ra triệu chứng trầm cảm một thời gian dài sau đó.
– Tâm thần: có thể bị cảm giác ảo tưởng, nghe, thấy những thứ không có thật trong thực tế.
– Đến giai đoạn tuần 2, 3 người cai nghiện sẽ có cảm giác thèm ăn, nhất là đường và tinh bột.
Những triệu chứng đeo bám dai dẳng như:
– Các loại tổn thương não: Việc sử dụng ma túy trong thời gian dài sẽ gây ra tổn thương trên não bộ. Trong quá trình lạm dụng chất, bộ não của một người tập làm quen với chất kích thích. Điều này thay đổi các hoạt động hóa sinh và cần thời gian để thích nghi một khi ngưng sử dụng. Hầu hết, các rối loạn chức năng trong tế bào thần kinh đều có thể tự điều chỉnh.
– Việc sử dụng ma túy đá lâu có thể làm chết các tế bào ở não bộ liên quan đến một số chức năng như chức năng tự kiểm soát hay chức năng nghe nói…Việc phục hồi các tế bào này rất khó nếu không muốn nói là không thể.
– Khó có thể cải thiện khả năng tập trung và chú ý, ngủ không yên giấc.
– Mất khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, gây trầm cảm và lo âu.
– Khả năng tiếp nhận và chuyển hóa thông tin kém.
Khi ngưng sử dụng ma túy, người cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giữ mình ngăn chặn khả năng ham muốn của não bộ. Vì vậy rất cần sự đồng hành của người thân và gia đình.
Giai đoạn hậu cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng càng cần nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hàng xóm và các cộng đồng đoàn thể để người cai nghiện có thể không tái nghiện.
2. Xử lý người sử dụng ma tuý như thế nào?
Một người chỉ sử dụng ma tuý mà không đi kèm các tội danh như tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý… thì sẽ không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Những người sử dụng ma tuý đi kèm các tội danh như tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, mua bán trái phép chất ma tuý,… thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng.
Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi sử dụng trái phép chất ma túy vẫn bị xử lý hành chính theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật phòng chống ma túy:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
Như vậy, người nào có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người sử dụng ma túy sẽ bị phạt tiền 500.000 – 1.000.000 đồng. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ngoài việc cai nghiện bắt buộc thì pháp luật còn có quy định về cai nghiện tự nguyện. Việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thực hiện theo Điều 30 Luật Phòng chống ma túy:
– Người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thời hạn cai nghiện: từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
– Người cai nghiện ma túy được hỗ trợ kinh phí khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn;
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Tương tự như cai nghiện tại nhà, việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện thực hiện theo điều 31 Luật này:
– Thời hạn cai nghiện: từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
– Người cai nghiện ma túy được hỗ trợ kinh phí khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn;
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.