Xử lý người thực hiện hành vi lừa đảo chuyển tiền
Mục lục
Gần đây, đang xuất hiện một dạng lừa đảo mới, đó là nhiều trường hợp người dân bỗng nhiên được “một khoản tiền bị chuyển nhầm” vào tài khoản. Nhưng ngay sau đó có đối tượng liên hệ về “số tiền bị chuyển nhầm” trên. Đây là một trong những hình thức lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, mọi người cần hết sức cảnh giác.
1. Quy định về hành vi lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Khi hành vi lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội
Người phạm tội là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Thứ hai, quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba, biểu hiện tâm lý bên trong
Lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản là gian dối, trái pháp luật. Và thấy trước hậu quả người sở hữu tài sản sẽ bị mất tài sản đó nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Thứ tư, biểu hiện bên ngoài
Về hành vi: Cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của ai đó. Sau đó:
- Đối tượng giả danh là người thu hồi nợ của công ty tài chính để liên hệ, dọa nạt và yêu cầu trả lại số tiền vừa nhận như một khoản vay với lãi cắt cổ;
- Đối tượng sẽ giới thiệu mình đang sống tại nước ngoài và muốn nhận lại số tiền đã chuyển nhầm. Để trả lại tiền, đối tượng sẽ yêu cầu người nhận tiền truy cập vào link quốc tế mạo danh. Sau khi điền đầy đủ thông tin ngân hàng vào đường link nói trên, toàn bộ số tiền trong tài khoản của bị hại sẽ bị mất;
- Mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn hoặc gọi điện thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu truy cập đường link website mạo danh nhằm lấy cắp thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản,…
Về hậu quả: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn tái phạm.
Về mối quan hệ nhân quả: Hành vi lừa dối chuyển tiền phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại về tài sản.
2. Xử lý hình sự khi lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự theo các mức sau:
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm khi:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý tại Phan Law Vietnam
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội, Phan Law Vietnam đã và đang được nhiều Khách hàng yên tâm tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Luật sư của chúng tôi tư vấn và thực hiện các thủ tục tố tụng một cách chuyên nghiệp dựa trên nền tảng kiến thức pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực Hình sự. Trực tiếp giải quyết nhiều vụ án Hình sự, do vậy chúng tôi có nhiều kinh nghiệm thực tiễn có thể đáp ứng một cách tốt nhất tất cả các yêu cầu của Khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư, Chuyên viên pháp lý tại Phan Law Vietnam sẽ:
- Tư vấn và đưa ra hướng xử lý các vấn đề liên quan đến vụ án;
- Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình giải quyết;
- Tham gia tố tụng hình sự trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại;
- Làm đơn khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,…