Nạn phá rừng và cách xử lý
Mục lục
Rừng là tài nguyên tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho trái đất nên rất rất cần được bảo vệ. Vì vậy hành vi hủy hoại rừng rất rất cần được lên án. Bài viết hôm nay chúng tôi làm rõ vấn nạn phá rừng và cách thức xử lý của pháp luật.
1. Vấn nạn phá rừng ở nước ta hiện nay
Theo như con số thống kê năm 2020 còn cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.
Nạn phá rừng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Một phần vì quỹ đất nông nghiệp của nước ta ngày càng thu hẹp nên người nông dân buộc phải lấn rừng để có đất sinh hoạt. Nhưng nguyên nhân chủ yếu có lẽ đến từ lòng tham của con người. Nhiều chủ doanh nghiệp phá rừng để thành lập các khu du lịch sinh thái, xây dựng các biệt thự nghỉ dưỡng đến vài trăm hec ta. Việc buôn lậu gỗ cũng là một nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng.
Nạn phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển.
Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết số lượng lớn những loài động vật. Tiêu biểu như vụ cháy rừng ở Úc làm chết hàng loạt loài động vật. Từ đó làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái.
Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người phá đi những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc.
Xói mòn có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và gây hư hỏng các công trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và mất điện.
Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Việc phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
Rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.
Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có quá nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí CO2 thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển.
Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tang nhanh, dịch bệnh tăng cao….
2. Chế tài xử lý nạn phá rừng
Quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu rõ:
“Hành vi chặt, đốt, phá rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:”
Mức phạt hành chính chia ra rất nhiều khung tùy vào hậu quả của hành vi chặt phá rừng gây ra, loại rừng mà hành vi chặt phá rừng xâm phạm và chủ thể của hành vi:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
Hình phạt bổ sung có thể áp dụng như: Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán; tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng; hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương.
Phá rừng cũng có thể bị xử lý hình sự:
Đối với cá nhân:
- Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Khung tăng nặng:
+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân:
- Khung cơ bản: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
- Khung tăng nặng:
+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.