Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bao nhiêu thì bị phạt tù?
Hành vi chiếm đoạt tài sản là một dạng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bao nhiêu thì người thực hiện hành vi này sẽ phải đối diện với hình phạt tù? Bài viết này sẽ phân tích cụ thể các mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xác định ngưỡng truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bao nhiêu thì bị phạt tù?
Căn cứ tại khoản 1 Điều Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…
Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù lên đến 3 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Tội cướp tài sản;
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
+ Tội cưỡng đoạt tài sản;
+ Tội cướp giật tài sản;
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
+ Tội trộm cắp tài sản;
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;


Bên cạnh đó, nếu người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Ngoài ra, còn có thể bị phị phạt đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Xem thêm: Cảnh báo phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng phổ biến hiện nay.
2. Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 và 4 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
…
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
…
Như vậy, nếu người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà đã bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi bị kết án đã lập công;
- Mắc bệnh hiểm nghèo;
- Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Ngoài ra, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn được miễn chấp hành hình phạt phần hình phạt còn lại nếu trong trường hợp bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.


3. Tư vấn pháp lý tại Văn phòng luật sư tố tụng
Khi bạn hoặc người thân là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dù giá trị tài sản bị chiếm đoạt lớn hay nhỏ, việc tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý sớm nhất có thể là vô cùng quan trọng. Sự chậm trễ có thể khiến việc thu hồi tài sản trở nên khó khăn hơn và bỏ lỡ cơ hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Văn phòng luật sư tố tụng của chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, giúp bạn:
- Luật sư của chúng tôi sẽ là người đại diện pháp lý của bạn trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử tại các cơ quan chức năng, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
- Lắng nghe câu chuyện của bạn, thu thập thông tin và đánh giá chi tiết các khía cạnh pháp lý của vụ việc để xác định hành vi lừa đảo và giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
- Giải thích rõ ràng các quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quyền và nghĩa vụ của người bị hại, cũng như các bước tiến hành trong quá trình tố tụng.
- Hỗ trợ bạn chuẩn bị đầy đủ các văn bản pháp lý cần thiết, bao gồm đơn tố cáo tội phạm, đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và các giấy tờ liên quan khác.
Văn phòng Luật sư tố tụng của chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách toàn diện và hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và nhận được sự hỗ trợ pháp lý kịp thời. Sự tin tưởng của bạn là động lực để chúng tôi nỗ lực hết mình vì công lý!