Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Hiện nay, nhiều đối tượng làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức ngày càng tinh vi với nhiều mục đích lừa đảo. Nếu kiểm tra không kỹ, cẩn thận thì rất khó có thể phân biệt được đâu là giấy tờ giả, đâu là thật. Vậy pháp luật quy định xử phạt về hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức như thế nào?
1. Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức là gì?
Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức được hiểu là:
- Hành vi giả mạo tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Hành vi này thường ở những người không có thẩm quyền ban hành một số văn bản nhất định nhưng làm giả các tài liệu, con dấu đỏ để lừa gạt, qua mắt cơ quan nhà nước.
- Sử dụng tem, văn bản hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhà nước: Là hành vi sử dụng giấy tờ, văn bản giả của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền, sau đó sử dụng giấy tờ đó đi lừa dối cơ quan tổ chức khác.
Giấy tờ giả được hiểu là những loại giấy tờ sao chép giấy tờ thật, tuy nhiên chúng không được làm ra theo đúng quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn của pháp luật quy định. Những giấy tờ giả này được sử dụng nhằm mục đích thực hiện hành vi trái pháp luật của các đối tượng làm ra chúng.
Xem thêm: Tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng ở đâu?
2. Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều đối tượng dùng hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi trái pháp luật. Một số loại giấy tờ phổ biến như Bằng tốt nghiệp đại học, Chứng chỉ tiếng Anh, Tin học, giấy phép lái xe, Sổ đỏ, Căn cước công dân,…. Hành vi làm giả giấy tờ này được xem là tội phạm.
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, người nào làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, chức năng có thẩm quyền
Hành vi làm giả giấy tờ thường gây ra thiệt hại, ảnh hưởng đến các cơ quan, chức năng có thẩm quyền. Nếu bạn đang nhận thấy đối tượng đang thực hiện hành vi này mà chưa biết giải quyết như thế nào thì hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tội làm giả giấy tờ.
Ngoài ra, với những bị can, bị cáo cần bào chữa, giảm nhẹ tội thì Phan Law Vietnam cũng cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, giúp Quý Khách hàng đảm bảo quyền lợi trong những vụ án có liên quan đến pháp luật.