Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
Gần đây, có rất nhiều người bỗng nhiên nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản và ngay sau đó có người lạ liền liên hệ, muốn hỗ trợ về khoản tiền “chuyển nhầm” vừa rồi. Đây là hình thức lừa đảo chuyển nhầm tiền để chiếm đoạt tài sản của người khác đang diễn ra phổ biến hiện nay. Do đó, các bạn phải thật sự cảnh giác khi rơi vào trường hợp tương tự.

1. Dấu hiệu tội lừa đảo chuyển nhầm tiền
Lừa đảo chuyển nhầm tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 khi:
Thứ nhất, chủ thể phạm tội
Bất kỳ cá nhân nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, mặt khách thể
Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Thứ ba, mặt chủ quan
Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi lừa đảo nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi gian dối, trái pháp luật. Đồng thời, thấy trước hậu quả của hành vi lừa đảo là chiếm đoạt trái pháp luật tài sản của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Thứ tư, mặt khách quan
Đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thành của mình.

2. Chế tài xử lý hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền như thế nào?
Chế tài xử lý hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền như sau:
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm khi:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Bị lừa đảo chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, dù chưa có bất kỳ ai liên hệ cũng tuyệt đối không được tiêu số tiền này. Dù vô tình hay cố ý chuyển nhầm thì người nhận được số tiền này có nghĩa vụ phải trả lại tiền theo quy định của pháp luật.
Do đó, thay vì sử dụng số tiền đó, người nhận cần chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo. Phía ngân hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để đối chiếu với số tài khoản chuyển tiền.
Lưu ý: Khi chuyển lại tiền phải có bên thứ ba, lưu giữ lại chứng từ về việc chuyển tiền. Hoặc, nếu xét thấy vụ việc có tính chất lừa đảo, người nhận có thể trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
4. Dịch vụ tố tụng hình sự tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
Dịch vụ pháp lý tại Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam luôn hướng tới bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng. Chúng tôi hiểu rằng, những vụ lừa đảo chuyển nhầm tiền đã gây ra những tổn thất rất lớn về tinh thần, sức khỏe và tài chính của Khách hàng. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng áp dụng tốt quy định pháp luật hình sự cũng như tìm ra các bằng chứng để bảo vệ tối ưu, đòi lại lẽ phải cho Khách hàng của mình.
Để được tư vấn và hỗ trợ quá trình giải quyết vụ án, đừng ngần ngại là liên hệ với chúng tôi thông qua email, hotline hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng. Chúng tôi cam kết luôn đặt lợi ích của Khách hàng lên trên hết mọi việc và tận tâm hỗ trợ giải quyết vụ án.