Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Hỏi đáp luật sư
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hỏi đáp luật sư / Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?

Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?

Hỏi đáp luật sư Đàm Như 10/04/2023
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+

Mục lục

  • 1. Hàng giả là gì?
  • 2. Buôn bán hàng giả có bị ngồi tù không?
  • 3. Tội buôn bán hàng giả ngồi tù bao nhiêu lâu?
    • 3.1. Đối với cá nhân
    • 3.2. Đối với pháp nhân thương mại

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa ngày càng tăng. Kéo theo đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng để buôn bán hàng giả nhằm trục lợi. Vậy buôn bán hàng giả là gì? Có bị ngồi tù không? Ngồi tù bao nhiêu năm? Cùng chúng tôi giải đáp cụ thể vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Hàng giả là gì?

Về khái niệm như thế nào là hàng giả vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, pháp luật chỉ đưa ra các loại hàng hoá được coi là hàng giả theo phương pháp liệt kê. Cụ thể căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả gồm:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  • Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn:
  • Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;
  • Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;
  • Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

2. Buôn bán hàng giả có bị ngồi tù không?

Việc buôn bán hàng giả có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên dù là chủ thể nào tiến hành nhưng nếu có đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói một cách dễ hiểu là có thể bị ngồi tù.

Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?
Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?

3. Tội buôn bán hàng giả ngồi tù bao nhiêu lâu?

3.1. Đối với cá nhân

Tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định thì với cá nhân phạm tội buôn bán hàng giả sẽ có 04 khung hình phạt cụ thể như sau:

Khung 1:

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2:

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Buôn bán qua biên giới;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3.2. Đối với pháp nhân thương mại

Đối với chủ thể này mà phạm tội buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật

    Hiện nay có nhiều đối tượng lấy hình ảnh lãnh tụ, lãnh đạo để xúc phạm. Vậy hành vi xúc phạm lãnh tụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?
    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?

    Việc đọc trộm tin nhắn của người khác có bị coi là vi phạm quyền riêng tư không? Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt như thế nào?

    Dịch vụ Luật sư xử lý hành vi vi phạm quyền riêng tư của người khác
    Dịch vụ Luật sư xử lý hành vi vi phạm quyền riêng tư của người khác

    Mỗi cá nhân đều có những thông tin riêng tư cần được bảo vệ và tôn trọng. Tuy nhiên, có nhiều hành vi vi phạm quyền riêng tư của người khác để lợi dụng, phát tán.

    Vận chuyển ma túy có bị tử hình không theo luật hình sự? 
    Vận chuyển ma túy có bị tử hình không theo luật hình sự? 

    Buôn bán, vận chuyển ma túy là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Vận chuyển ma túy có bị tử hình nếu đáp ứng tất cả các điều kiện Bộ luật Hình sự quy định.

    Tại sao nên thuê luật sư đất đai để giải quyết tranh chấp?
    Tại sao nên thuê luật sư đất đai để giải quyết tranh chấp?

    Thuê luật sư nói chung và thuê luật sư đất đai nói riêng không còn xa lạ khi người dân có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai một cách hợp pháp.

    Việc phân chia tài sản không có di chúc như thế nào? 
    Việc phân chia tài sản không có di chúc như thế nào? 

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản khi mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật.

    Xem thêm
    Từ khóa:
    buôn bán hàng giả hàng giả tội phạm
    Hỏi đáp luật sư

    Tìm hiểu chi phí thuê Luật sư giá bao nhiêu?
    Tìm hiểu chi phí thuê Luật sư giá bao nhiêu?
    Bắt cóc – Diễn biến phức tạp về tội danh
    Bắt cóc – Diễn biến phức tạp về tội danh
    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Hãy tố cáo những hành vi xâm hại phụ nữ
    Hãy tố cáo những hành vi xâm hại phụ nữ
    Chồng tạt axit vợ sẽ bị pháp luật xử phạt như thế nào? Có bị đi tù không?
    Chồng tạt axit vợ sẽ bị pháp luật xử phạt như thế nào? Có bị đi tù không?
    Cảnh báo lừa đảo

    Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bị xử phạt thế nào?
    Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bị xử phạt thế nào?
    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Thủ đoạn lừa đảo like video Tiktok kiếm tiền qua mạng
    Thủ đoạn lừa đảo like video Tiktok kiếm tiền qua mạng
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Ls. Phan Vũ Tuấn

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.