Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Buôn lậu điện thoại bị phạt ra sao?

Buôn lậu điện thoại bị phạt ra sao?

Giải thích pháp luật Cẩm Xuyên 07/01/2023
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+

Mục lục

  • 1.Tội buôn lậu điện thoại
  • 2. Hình phạt tội buôn lậu điện thoại
    • 2.1. Xử phạt hành chính
    • 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời gian gần đây nhiều vụ án buôn lậu điện thoại lớn bị đưa ra ánh sáng. Mặc dù hiện nay pháp luật quy định rất nghiêm về việc buôn lậu nhưng tội phạm này vẫn rất manh động bởi lợi nhuận khủng. Việc buôn lậu làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế. Cùng chúng tôi tìm hiểu buôn lậu điện thoại bị phạt ra sao trong bài viết hôm nay.

1.Tội buôn lậu điện thoại

Điện thoại nếu được nhập theo con đường chính thống sẽ được kê khai hải quan, được thông quan và có giấy tờ chứng minh. Nếu sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam theo con đường chính thống như vậy thì sẽ chịu những mức phí, thuế theo quy định của pháp luật.

Việc buôn lậu có thể hiểu là việc buôn bán trái phép thông qua việc trao đổi hàng hoá mà không có sự khai báo hoặc có khai báo nhưng khai báo gian dối, giấy tờ không đúng, trốn tránh sự kiểm tra của hải quan nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Theo quy định tại Điều 188 BLHS 2015 quy định về tội buôn lậu thì:

“1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;

Buôn lậu điện thoại.
Buôn lậu điện thoại.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng nhập lậu được định nghĩa như sau:

“a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

2. Hình phạt tội buôn lậu điện thoại

2.1. Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ vào giá trị hàng hoá nhập lậu. Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 200.000 đến 50.000.000 đồng.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định 185/2013 quy định những tổ chức cá nhân là người trực tiếp nhập lậu hàng hoá và trực tiếp kinh doanh thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với mức phạt của việc kinh doanh hàng nhập lậu tại Khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó còn áp dụng các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như sau:

“4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Buôn lậu điện thoại bị phạt ra sao?
Buôn lậu điện thoại bị phạt ra sao?

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Do chủ thể của tội buôn lậu bao gồm cả cá nhân và pháp nhân, nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự của tội này cũng gồm hai nhóm hình phạt áp dụng riêng cho hai nhóm chủ thể này.

– Đối với cá nhân, hình phạt có thể là phạt tiền hoặc phạt tù với mức thấp nhất là phạt tiền 50.000.000 đồng hoặc phạt tù 06 tháng và mức cao nhất là phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, cá nhân phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Đối với pháp nhân, hình phạt có thể là phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động với mức thấp nhất là phạt tiền 300.000.000 đồng và mức cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật
    Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo theo quy định pháp luật

    Hiện nay có nhiều đối tượng lấy hình ảnh lãnh tụ, lãnh đạo để xúc phạm. Vậy hành vi xúc phạm lãnh tụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
    Giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

    Hành vi giả mạo xe ôm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu nhé! 

    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?
    Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?

    Việc đọc trộm tin nhắn của người khác có bị coi là vi phạm quyền riêng tư không? Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt như thế nào?

    Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em bị xử lý như thế nào?
    Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em bị xử lý như thế nào?

    Nhiều cha mẹ có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Vậy hành vi như thế nào sẽ là xâm phạm quyền riêng tư?

    Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao? 
    Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao? 

    Hiện nay, việc xâm phạm nhãn hiệu rất dễ bắt gặp. Bởi nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, thu về nhiều quyền lợi cho doanh nghiệp.

    Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào? 
    Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào? 

    Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong những vụ án giao thông là gây chết người. Vụ việc vô ý gây tai nạn giao thông chết người sẽ xử lý như thế nào?

    Xem thêm
    Từ khóa:
    Buôn lậu điện thoại Hình phạt tội buôn lậu Nhập khẩu
    Hỏi đáp luật sư

    Thầy giáo xâm hại học sinh bị xử lý thế nào?
    Thầy giáo xâm hại học sinh bị xử lý thế nào?
    Hành vi làm giả giấy tờ xe có vi phạm pháp luật Việt Nam không? 
    Hành vi làm giả giấy tờ xe có vi phạm pháp luật Việt Nam không? 
    Đánh người không gây thương tích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
    Đánh người không gây thương tích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
    Vi phạm quyền riêng tư có bị ngồi tù hay không?
    Vi phạm quyền riêng tư có bị ngồi tù hay không?
    Khi vợ ngoại tình phải làm sao?
    Khi vợ ngoại tình phải làm sao?
    Cảnh báo lừa đảo

    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng CMND
    Mạo danh người quen lừa vay tiền bị xử phạt thế nào?
    Mạo danh người quen lừa vay tiền bị xử phạt thế nào?
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Hành vi lừa đảo chuyển nhầm tiền
    Ls. Võ Trung Tín

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.