Cấu thành tội trộm cắp tài sản
Mục lục
Tội trộm cắp tài sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các loại tội phạm ở Việt Nam. Vậy tội trộm cắp tài sản là gì? Cấu thành tội trộm cắp tài sản như thế nào? Trộm cắp bao nhiêu tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
1. Cấu thành tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Căn cứ vào từng tình tiết cụ thể của vụ án, mức độ nguy hiểm của hành vi trộm cắp, giá trị tài sản trộm cắp, người phạm tội có thể bị xử lý theo các khung hình phạt khác nhau.
Cấu thành tội trộm cắp tài sản như sau:
1.1. Mặt khách quan
Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút có thể chỉ xảy ra đối với chủ sở hữu tài sản nhưng ngang nhiên trước mặt người khác.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhưng sử dụng công cụ, phương tiện hỗ trợ như máy tính, mạng viễn thông thì có thể cấu thành một tội phạm khác như tội phạm quy định tại Điều 226 BLHS.
Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự.
Trường hợp , người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng bị người khác giành lại, người phạm tội dùng vũ lực để tiếp tục chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy tố tối cướp tài sản.
1.2. Mặt chủ quan của tội phạm
Được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội mong muốn biến tài sản của người khác thành của mình.
1.3. Khách thể của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của công dân và trật tự, an toàn xã hội.
Không phải mọi loại tài sản đều là khách thể của tội trộm cắp tài sản. Những tài sản phải có giá trị nhất định, nếu là giấy tờ thì phải là giấy tờ vô danh chứ không thể là những giấy tờ có định danh chủ sở hữu.
Có những loại tài sản đặc thù không thể là đối tượng của tội trộm cắp tài sản như ma túy, thư từ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí thô sơ, tài liệu bí mật nhà nước, con dấu, tài liệu bí mật,….
1.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
2. Hình phạt tội trộm cắp tài sản
Trường hợp người nào có hành vi trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng không thuộc 5 trường hợp kể trên thì chỉ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ( Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Ngoài ra, người phạm tội trộm cắp tài sản còn có thể bị phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả.
Tội trộm cắp tài sản xảy ra thường xuyên với nhiều mức phạt khác nhau. Quy định này đã bảo đảm công bằng, công minh của pháp luât đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ mới.