Chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Mục lục
Tài sản là một nguồn lực có giá trị kinh tế to lớn do một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia sở hữu và kiểm soát. Nó có ý nghĩa quan trọng và đem đến cho con người nhiều nguồn lợi. Cũng vì nguyên nhân đó, hiện nay, các hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ra nhiều hệ quả cho con người. Vậy hành vi chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này cho các bạn.
1. Chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?
Chiếm đoạt tài sản là việc các chủ thể cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý, sở hữu của người khác vào phạm vi sở hữu của họ. Có thế hiểu đơn giản, đây là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình), vừa tạo cho người chiếm đoạt có được tài sản đó (người chiếm đoạt có khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản).
2. Chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ vào yếu tố cấu thành tội phạm, tính chất và mức độ phạm tội mà sẽ có mức phạt tù và hình phạt bổ sung khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tội cướp tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 03 năm – 10 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 18 năm – 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi chuẩn bị phạm tội: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm – 12 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm – 18 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm – 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi chuẩn bị phạm tội: Phạt tù từ 01 năm – 05 năm.
Thứ ba, tội cưỡng đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm – 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ tư, tội cướp giật tài sản:
- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm – 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng.
Thứ năm, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng.
Thứ sáu, tội trộm cắp tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.
Thứ bảy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ tám, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm – 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 05 năm – 12 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm – 20 năm;
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Hỗ trợ pháp lý tại Văn phòng Phan Law Vietnam
Khi muốn được tư vấn và sử dụng dịch vụ, các bạn có thể liên hệ qua số hotline, email hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý tại Văn phòng sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết và đưa ra hướng xử lý hiệu quả nhất để giúp bạn đòi lại quyền lợi của bản thân.
Chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung như sau:
- Tư vấn và phân tích vụ án để đưa ra hướng xử lý;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi phục vụ cho quá trình tố tụng;
- Tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
- Khi cần thiết sẽ làm đơn khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng,…