Có bao nhiêu hành vi tham nhũng?
Mục lục
Trong những năm gần đây, tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp cùng với các thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện vì hành vi tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu có bao nhiêu hành vi tham nhũng.
1. Có bao nhiêu hành vi tham nhũng?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân nhằm trục lợi.
Những hành vi tham nhũng được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2005 và cũng được quy định tại Mục 1 Chương XXIII gồm 7 Điều từ điều 353 đến 159 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Các hành vi tham nhũng trong nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
– Các hành vi tham nhũng ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
2. Dấu hiệu của những hành vi tham nhũng
2.1. Hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn
Người có chức vụ quyền hạn được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng 2005 sửa đổi bổ sung 2012, gồm: Cán bộ, công chức,viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người được giao thực hiện nhiệm vụ… có quyền quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quyền cấp và thu hồi các loại giấy phép…cũng có thể đó không phải là cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước ủy quyền hoặc trao quyền thực hiện một nhiệm vụ hoặc công vụ trong thời gian nhất định.
Yếu tố quyền lực là dấu hiệu đầu tiên và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của hành vi tham nhũng.
2.2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không nhất thiết là hành vi vi phạm do họ thực hiện liên quan trực tiếp đến chức vụ quyền hạn đó mà bao gồm cả việc lợi dụng ảnh hưởng của chức vụ quyền hạn hay vị trí công tác để thực hiện.
2.3. Hành vi có động cơ vụ lợi, nhằm “thu lợi bất chính”
Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn mà pháp luật trao cho mình để mang lại những lợi ích có tính chất cá nhân. Đây là một dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng. Người có chức vụ quyền hạn đã hành động không xuất phát từ nhu cầu công việc mà vì những lợi ích của riêng mình như nhận tiền hoặc tài sản hoặc một lợi ích phi vật chất nào đó. Mục đích vụ lợi còn được hiểu là dùng ảnh hưởng của mình để mang lại lợi ích cho người thân.