Cùng tìm hiểu hành vi xâm phạm mồ mả
Mục lục
Pháp luật hiện nay không chỉ bảo về người sống mà còn bảo hộ cả người đã mất. Hành vi xâm phạm mồ mả không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức, thuần phong mỹ tục mà còn vi phạm điều cấm của pháp luật. Việc xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bị xử lý hình sự không? Mức độ xử phạt như thế nào?
1. Dấu hiệu tội danh xâm phạm mồ mả
Tại Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định dấu hiệu tội danh xâm phạm mồ mả. Theo đó, khi có đầy đủ các dấu hiệu dưới đây thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Mối quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội. Đồng thời xâm phạm đến tập quán cũng như truyền thống đạo đức của cộng đồng dân cư Việt Nam đối với việc an táng người đã chết;
- Chủ thể thực hiện tội phạm: Là những người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự;
- Biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm mồ mả người khác là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng họ vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Thực tiễn cho thấy, đa số người phạm tội sẽ có chuẩn bị trước về công cụ, thời gian cũng như xây dựng trước các mục tiêu sẽ thực hiện khi thực hiện hành vi phạm tội của mình;
- Biểu hiện bên ngoài của người phạm tội: Đào, phá mồ mả (làm hư hỏng hoặc huỷ hoại mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước đó. Hành vi này được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau với những động cơ, mục đích khác nhau, như: lấy đồ vật quý hiếm trong quan tài; trả thù thân nhân người đã mất,…), chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ (lợi dụng việc bốc mộ đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ,…) hoặc có hành vi khác xâm phạm mồ mả.
2. Mức xử lý hình sự đối với tội xâm phạm mồ mả
Khi có đầy đủ các dấu hiệu tội phạm như trên, tùy vào tính chất và mức độ phạm tội mà người thực hiện hành vi có thể bị áp dụng chế tài như sau:
Khung 1: Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
- Vì động cơ đê hèn;
- Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Như vậy, khi bị xử lý hình sự tội danh xâm phạm mồ mả, căn cứ vào mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc chịu phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Sử dụng dịch vụ pháp lý Hình sự tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hình sự, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã và đang giữ được vị thế nhất định trong lòng Khách hàng. Bởi sự tận tâm trong công việc cũng như thái độ dịch vụ, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến từ Quý Khách hàng. Đến với Văn phòng, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, như:
- Tư vấn pháp lý chuyên sâu: Luật sư, Chuyên viên pháp lý sẽ tư vấn các quy định liên quan đến hành vi xâm phạm tài sản và cách thức để bào chữa/buộc tội nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân;
- Đại diện Khách hàng tham gia tố tụng: Cử Luật sư soạn thảo giấy tờ và đại diện tham gia các hoạt động điều tra, truy tố, phiên tòa xét xử;
- Thu thập bằng chứng phục vụ quá trình tố tụng: Hỗ trợ thu thập thêm tài liệu, chứng cứ có lợi để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của thân chủ.