Gây tai nạn giao thông bồi thường như thế nào?
Mục lục
Vấn đề bồi thường do tai nạn giao thông gây ra là vấn đề rất được quan tâm. Nếu trường hợp xác định được bên có lỗi thì bên có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng cũng có những trường hợp không xác định được người có lỗi, bên có lỗi không có khả năng bồi thường. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề gây tai nạn giao thông bồi thường như thế nào?
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Gây ra tai nạn giao thông sẽ gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì bên gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Những hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Vì vậy ta xác định việc gây ra tai nạn giao thông là hành vi trái pháp luật. Việc thực hiện hành vi trái pháp luật là mối quan hệ nhân quả của việc gây ra thiệt hại. Những trường hợp thiệt hại phát sinh do trường hợp bất khả kháng hoặc lỗi do bên thiệt hại gây ra.
Căn cứ tại Điều 584, Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật dân sự 2015; Các khoản bồi thường thiệt hại như sau:
-Tài sản bị mất, bị hư hỏng, bị mất tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại.
– Các thiệt hại khác về việc khai thác và sử dụng tài sản bị thiệt hại, ta có thể xác định thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất.
– Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, ta có thể xác định thiệt hại là thu nhập thực tế bị mất.
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Thiệt hại do gây tổn hại cho sức khỏe.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Các thiệt hại khác theo Luật định.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời, toàn bộ. Mức bồi thường có thể được hai bên thoả thuận , hình thức bồi thường cũng có thể được thoả thuận. Vì đây bản chất vẫn là vụ việc dân sự, tuy nhiên trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
3. Thủ tục bồi thường thiệt hại do gây tai nạn giao thông
Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại bồi thường cho mình. Thủ tục khởi kiện diễn ra như sau:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông;
- Giấy tờ tuỳ thân của người khởi kiện;
- Giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện; biên lai, hoá đơn viện phí, sổ khám bệnh,…)
- Những giấy tờ xác minh việc có thiệt hại và người gây ra thiệt hại là người có lỗi;
- Các giấy tờ khác.
Nộp hồ sơ tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
Thời gian giải quyết bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra là 6-8 tháng, tuỳ vào mức độ phức tạp của vụ án mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn.
Khi nhận được đơn khởi kiện Toà án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau khi xem xét đơn khởi kiện, thẩm phán sẽ tiến hành ra các quyết định như sửa đổi bổ sung, thụ lý, trả lại đơn. trong trường hợp trả ại đơn phải nêu rõ lý do.
Nếu vụ án được thụ lý thì phẩm phán sẽ tiến hành thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Sau đó Toà án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hoà giải và đưa vụ án ra xét xử.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.