Giải quyết tranh chấp là gì? Tổng hợp phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Việc tranh chấp trong kinh doanh luôn là vấn đề khó tránh khỏi của nhiều doanh nghiệp. Việc tranh chấp thường phát sinh do các bên chưa thống nhất được quan điểm với nhau về một dự án nào đó hoặc do vi phạm hợp đồng. Vậy phương thức để giải quyết tranh chấp là gì? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giải quyết tranh chấp là gì?
Giải quyết tranh chấp là việc làm hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, ra quyết định giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trên cơ sở xem xét các văn bản quy phạm pháp luật, dựa trên các tài luật, chứng cứ có trong vụ tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh có thể áp dụng các hình dưới dưới đây:
2.1. Thương lượng giữa các bên
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận với nhau trên cơ sở tự nguyện mà không có sự can thiệp của bên thứ ba. Việc đàm phán này thường có tính bảo mật cao, chỉ có các bên nội bộ tham gia, không có bên thứ ba hoặc cá nhân nào tham gia. Các bên thỏa thuận nội dung tranh chấp trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận. Đặc biệt, phương thức thương lượng còn là cách để giúp các bên tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian do thủ tục đơn giản.
Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng sẽ không bị ràng buộc bởi pháp luật, mọi vấn đề sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận, thương lượng phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và luật chung, không trái với các quy định có liên quan.
Xem thêm: Hòa giải trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
2.2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức cá nhân làm trung gian
Hòa giải luôn là phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên và sử dụng nhiều nhất khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh. Đây là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt mâu thuẫn, xích mích bằng hòa giải để các bên cùng có lợi trên tinh thần thỏa thuận, thương lượng có sự tham gia của người thứ ba. Hòa giải giúp giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột không vượt quá giới hạn nghiêm trọng, giúp các bên tránh xung đột.
Tương tự như phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải cũng không bị ràng buộc bởi các quy định bắt buộc và luật định về thủ tục hòa giải. Bên cạnh đó, sự thành bại của hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý chí chủ quan của các bên. Vì vậy, khả năng một trong các bên không thực hiện cam kết hòa giải là rất cao, do không có chế tài xử lý. Tuy nhiên, khác với thương lượng, phương thức hòa giải có sự tham gia của một bên trung gian tổ chức và điều hành quá trình hòa giải, tạo nên sự công bằng trong thỏa thuận. Do có sự tham gia của bên thứ ba hoặc bên hòa giải nên phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí hơn nhưng thời gian và kết quả đạt được thường đảm bảo hơn.
2.3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án
Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại hay tòa án là quá trình giải quyết dựa trên sự can thiệp của cơ quan nhà nước.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Đối với phương thức giải quyết này, trọng tài viên được coi là bên thứ ba. Trọng tài viên là trung gian, hoàn toàn độc lập với các bên, là người đứng giữa công bằng để giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết mang tính bắt buộc đối với các bên. Vì vậy, so với phương thức giải quyết bằng Trọng tài được coi là phương thức hợp pháp hơn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại.
3. Phan Law Vietnam – Luật sư bảo vệ, đại diện giải quyết tranh chấp
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp tại Phan Law Vietnam nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khi tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp, luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ xem xét mọi khía cạnh của vụ việc để đưa ra giải pháp tư vấn luật phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng, đồng thời giữ uy tín và quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng. Giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi công bằng nhất. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp thì liên hệ ngay với Phan Law Vietnam – công ty Luật uy tín, sở hữu đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm nhé!