Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hòa giải trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Hòa giải trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Giải thích pháp luật Cẩm Xuyên 11/02/2022
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+
Theo dõi Luật Sư Tố Tụng trên Google News

Mục lục

  • 1. Hòa giải trong Bộ luật tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
    • 1.1. Quy định chung
    • 1.2. Phạm vi hòa giải
  • 2. Thủ tục hòa giải trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án diễn ra, các bên đương sự sẽ được thông báo tham gia phiên hòa giải. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn cập nhật đến các bạn những thông tin pháp lý về vấn đề hòa giải trong bộ luật tố tụng dân sự như: Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Tất cả vụ án đều phải tiến hành hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm hay sao?

1. Hòa giải trong Bộ luật tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

1.1. Quy định chung

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự 2015 như sau:

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau; về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Hòa giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc; trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Đây là bước giúp các bên có thể ngồi lại thống nhất ý kiến với nhau một lần nữa để tiết kiệm chi phí tố tụng và thời gian, cũng như giúp cơ quan tố tụng xác nhận lại vụ việc trước khi đưa ra xét xử.

Những trường hợp bắt buộc hòa giải.
Phạm vi hòa giải.

1.2. Phạm vi hòa giải

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015, thì hầu hết các vụ án đều được tiến hành hòa giải chỉ trừ những vụ án sau:

“1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”

Điều 206 BLTTDS 2015

“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Điều 207 BLTTDS 2015

2. Thủ tục hòa giải trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bước 1: Gửi thông báo tiến hành hòa giải

Trước khi tiến hành phiên họp hòa giải, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự; người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian; địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp hòa giải.

Bước 2: Tiến hành thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự

Sau khi gửi thông báo tiến hành hòa giải đến các đương sự. Thẩm phán được phân công sẽ là người chủ trì phiên họp hòa giải vụ án, vụ việc dân sự. Trong đó, thành phần hòa giải bao gồm Thẩm phán; Thư ký ghi biên bản, Đương sự và người có liên quan đến vụ án cùng người phiên dịch (nếu có).

Phiên hòa giải được điều hành bởi thẩm phán. Theo đó, khi tiến hành hòa giải Thẩm phán sẽ phổ biến; các quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc, đồng thời phân tích hậu quả của việc hòa giải, để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau.

Sau khi tiến hành xong những thủ tục trong buổi hòa giải, các bên có quyền đưa ra quan điểm, nội dung và cách giải quyết vấn đề của bản thân, thẩm phán cũng có quyền đưa ra lời khuyên và ý kiến của mình. Sau khi các bên đã trình bày xong, thẩm phán sẽ thống nhất ý kiến và ghi nhận những vấn đề đã thỏa thuận được và những vấn đề chưa thỏa thuận được, các bên ký vào biên bản thỏa thuận.

Bước 3: Ra các quyết định trong phiên hòa giải

Căn cứ vào diễn biến vụ việc; cũng như biên bản hòa giải thì, tùy từng trường hợp Thẩm phán sẽ tiến hành ra các văn bản bao gồm:

  • Quyết định công nhận hòa giải thành: Trong trường hợp; các đương sự thống nhất được với nhau về toàn bộ các vấn đề giải quyết vụ án (kể cả phần án phí) thì Tòa án mới lập biên bản hòa giải thành; trong đó nêu rõ tranh chấp và nội dung các đương sự thỏa thuận, hướng giải quyết. Biên bản hòa giải thành được thừa nhận khi có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; và phải có đầy đủ chữ ký của Thẩm phán, Thư ký và các đương sự tham gia hòa giải. Văn bản hòa giải thành là cơ sở để Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự;
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự.
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự.
  • Hòa giải được một phần của vụ án: Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau; về việc giải quyết một phần vụ án hoặc thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án; nhưng không thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ chịu án phí thì thuộc trường hợp hòa giải không thành; trong biên bản hòa giải Tòa án ghi rõ những nội dung đã được các đương sự; thống nhất và những nội dung không thống nhất;
  • Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ việc; tòa án lập biên bản hòa giải không thành ghi nhận những nội dung các bên không thỏa thuận được, và tiến hành đưa vụ án ra xét xử.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 
    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 

    Hiện nay, việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Vậy pháp luật về sở hữu trí tuệ dựa vào đâu để xem xét các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên?

    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 
    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 

    Hiện nay, thực trạng nhận hối lộ để đảm bảo thực hiện một lợi ích nào đó cho bên đưa hối lộ luôn là vấn nạn nhức nhối, cần lên án hiện nay. Vậy nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?

    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 
    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 

    Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình là thắc mắc thường được đặt ra với những trường hợp hành vi nhận hối lộ. Vậy khi nào hành vi nhận hối lộ này sẽ phải chịu án tử hình cao nhất?

    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất
    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

    Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả thường diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Vậy đây là những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất hiện nay?

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Có thể nói, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khó xác định được tính chất và căn cứ. Vậy làm thế nào để xác định hành vi này?

    Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự
    Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự

    Ngày nay, Luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình. Vậy vai trò của luật sư bào chữa cho bị cáo, bị can trong những vụ án hình sự là gì?

    Xem thêm
    Từ khóa:
    Bộ luật tố tụng dân sự hòa giải tố tụng
    Hỏi đáp luật sư

    Ăn trộm camera đi tù bao nhiêu năm?
    Ăn trộm camera đi tù bao nhiêu năm?
    Bạo hành cảm xúc bị xử lý như thế nào?
    Bạo hành cảm xúc bị xử lý như thế nào?
    Hành vi nhận hối lộ có phải đi tù không? 
    Hành vi nhận hối lộ có phải đi tù không? 
    Bạo hành trẻ em phạt bao nhiêu năm tù?
    Bạo hành trẻ em phạt bao nhiêu năm tù?
    Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính
    Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính
    Cảnh báo lừa đảo

    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
    Thủ đoạn lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo phổ biến
    Thủ đoạn lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo phổ biến
    Mạo danh người quen lừa vay tiền bị xử phạt thế nào?
    Mạo danh người quen lừa vay tiền bị xử phạt thế nào?
    Nhận diện thủ đoạn lừa đảo rửa tiền trong cuộc sống hiện nay
    Nhận diện thủ đoạn lừa đảo rửa tiền trong cuộc sống hiện nay
    Gặp lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
    Gặp lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
    Ls. Hà Thị Kim Liên

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.
    Hotline0794.80.8888
    Đăt lịch hẹnĐặt lịch hẹn