Giết người vì không trả lời tin nhắn
Mục lục
Hiện nay, liên tiếp xảy ra nhiều vụ án giết người man rợ, mà lý do của những vụ việc đau lòng ấy lại hết sức đơn giản. Pháp luật cần có những quy định nghiêm ngặt nhằm trừng phạt những kẻ coi thường pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại và ổn định trật tự xã hội. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu quy định của pháp luật như thế nào trong vụ việc giết người vì không trả lời tin nhắn.
1. Sơ lược vụ việc giết người vì không trả lời tin nhắn
Quang (Q) là một thanh niên ở quê đã bỏ học có thương thầm cô gái tên T. Qua bạn bè thì Q tìm được facebook của T để kết bạn. Sau đó đã tìm mọi cách để làm quen tán tỉnh cô gái này qua tin nhắn.
Vì T biết Q là thành phần vô học ở địa phương nên đã không đồng ý kết bạn và cũng không xem tin nhắn mà Q gửi. Mọi chuyện không vì thế mà kết thúc, Q vì kết bạn và nhắn tin không được hồi âm bực tức trong lòng. Q tiếp tục gửi tin nhắn làm phiền tới T trong thời gian dài nhưng cô gái chỉ xem tin nhắn nhưng không trả lời.
Một người bạn của Q biết chuyện liền bâng khua rằng: “T nó khinh mày nên không thèm kết bạn với mày đâu”. Lúc này thì Quang đã ức chế và nổi máu tự ái muốn tìm bằng được T để xử lý.
Ngày 13/3 Q cùng bạn đã lén đi theo T và chặn đầu xe của T lại để nói chuyện. Hai bên lời qua tiếng lại và được biết là T cũng nặng lời với Q nên Q đã đâm T một nhát chí mạng và cô gái đã tử vong.
Hay vụ việc sau cũng là hành vi giết người vì không được trả lời tin nhắn:
NHK đã có vợ con nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với Dung. Cuộc sống của hai người thường xuyên xảy ra nhiều mâu thuẫn, bất hòa. Tối 20-9-2011, K đi nhậu với bạn. Không thấy K về, Dung đã nhắn tin nhiều lần nhưng K không trả lời. Do ghen tuông, Dung mang dao rồi nhờ bạn chở đến chỗ K Đến nơi, Dung nắm áo và mắng chửi K trước mặt bạn bè. Tức giận K tát vào mặt Dung thì bị Dung rút dao đâm chết. Ngày hôm sau, Dung đến cơ quan công an đầu thú.
2. Quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?
Hình phạt cụ thể của tội Giết người được quy định tại điều Điều 123 Bộ luật hình sự với mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Với hành vi giết người vì không trả lời tin nhắn chúng ta nhận thấy là vô cùng nguy hiểm, gây mất an ninh trật tự xã hội, xem thường pháp luật và tính mạng của người khác, cần phải xử phạt nghiêm… Tùy vào từng tình huống cụ thể mà Tòa án mới có thể đưa ra phán xét mức hình phạt dành cho bị cáo.
Tội phạm giết người nguy hiểm cho xã hội nhưng Bộ Luật Hình sự 2015 còn có quy định những tội giết người nhưng sẽ không bị tử hình như:
– Tội giết con mới đẻ.
– Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
– Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Hiện nay việc xác định hình phạt cụ thể còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế, bằng chứng của cơ quan điều tra và quyết định của Tòa án trong từng trường hợp cụ thể.