Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền? Có bị phạt tù không?
Mục lục
Vượt đèn đỏ ô tô là một hiện trạng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người tham gia giao thông khác bằng xe đạp, xe gắn máy,… Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định xử phạt với số tiền tương đối cao. Vậy lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không?
1. Lỗi vượt đèn đỏ ô tô gây ra những hệ lụy nào?
Vượt đèn đỏ ô tô là một hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này đã để lại những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho xã hội mà đối với cả chính bản thân người điều khiển phương tiện. Cụ thể như sau:
- Đối với bản thân người điều khiển phương tiện: Vượt đèn đỏ ô tô có thể dẫn đến gây tai nạn giao thông đường bộ. Do đó, khi va chạm, người điều khiển phương tiện khả năng cao vẫn bị ảnh hưởng như thương tích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của họ,… Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô sẽ phải chi trả khoản tiền phạt tương đối lớn đối với hành vi vi phạm của mình, đặc biệt là trong trường hợp làm những người khác bị tai nạn,…
- Đối với xã hội: Trật tự giao thông đường bộ bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp tai nạn, thương tích, thậm chí tử vong có thể xảy ra,… Ngoài ra còn dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, hoang mang dư luận,…
- Đối với gia đình: Vượt đèn đỏ ô tô và bị phạt sẽ khiến gia đình tổn thất một phần kinh tế vào những việc không đáng. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn, những người trong gia đình còn phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp, chăm sóc cho nạn nhân của hành vi vi phạm nói trên.
2. Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không?
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện, tham gia giao thông, pháp luật hiện hành đã có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi, yếu tố lỗi,… việc áp dụng hình thức xử phạt giao thông sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền khi vượt đèn đỏ ô tô
Trong trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự, người có lỗi vượt đèn đỏ ô tô sẽ bị xử phạt hành chính. Theo điểm a khoản 5 và điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019 và điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP, người có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt giao thông như sau:
- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Đối với trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người có hành vi này bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Do vậy, để tránh phải mất quá nhiều tiền vào việc không đáng, người điều khiển phương tiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, việc xử phạt giao thông không dừng lại ở mức phạt tiền mà sẽ là truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù đối với hành vi vi phạm này
Truy cứu trách nhiệm hình sự thường xảy ra khi người điều khiển phương tiện ô tô vượt đèn đỏ và gây ra tai nạn giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có 03 khung hình phạt. Tùy theo dấu hiệu tăng nặng hoặc giảm nhẹ, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, khung hình phạt nhẹ nhất sẽ là xử phạt giao thông bằng tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc điểm a, b, c, d khoản 3 của Điều luật này sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất từ 07 năm đến 15 năm.
3. Vượt đèn đỏ ô tô gây tai nạn giao thông phải làm thế nào?
Khi vượt đèn đỏ gây ra tai nạn giao thông, điều đầu tiên, người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh và có tinh thần chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm của mình gây ra. Khi gặp nạn nhân, người có hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu, tránh trường hợp tình trạng thương tật thêm nặng và khó khắc phục. Đây cũng là căn cứ để giảm nhẹ hình phạt khi Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, người có hành vi này cần thông báo đến gia đình, thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của vụ tai nạn gây ra. Đồng thời đến khai báo với Cơ quan chức năng để giảm nhẹ án tù (nếu có). Đây là những phương án phù hợp nhất mà bạn nên áp dụng khi ở trong trường hợp này.
Nếu như có hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, thậm chí dùng mọi thủ đoạn phi tang xác chết (nếu người tai nạn bị thiệt mạng),… thì khung hình xử phạt giao thông sẽ tăng nặng và có thể sẽ phải chịu thêm các tội danh khác. Điều này hoàn toàn căn cứ vào phán quyết của Tòa và Cơ quan chức năng đối với từng tình huống cụ thể.