Luật tố tụng hành chính quy định vấn đề gì?
Mục lục
Pháp luật Việt Nam sẽ cân chỉnh các quy trình tố tụng thành ba hình thức chính. Đó là tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Nếu tố tụng hình sự và tố tụng dân sự thường xuyên được nhắc tới thì tố tụng hành chính vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Cũng giống như hình sự hay dân sự thì hành chính cũng có văn bản ban hành cụ thể được gọi là Luật tố tụng hành chính. Vậy để biết văn bản này quy định nội dung gì thì hãy theo dõi trong bài viết sau đây.
Hành chính, tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính
Hành chính, tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính dù có tên gọi gần giống nhau nhưng thực chất lại không hề đồng nhất với nhau. Mỗi thuật ngữ sẽ đại diện cho một phạm trù pháp lý và có cách thức áp dụng đặc thù. Do đó cần có sự phân biệt cụ thể để tránh việc nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.
Hành chính là gì?
Thuật ngữ này có phạm vi rộng lớn hơn so với tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính. Mặc dù chưa được định nghĩa cụ thể nhưng căn cứ vào những quy định có liên quan thì nội dung này liên quan nhiều đến cơ quan nhà nước. Hoạt động hành chính được biết đến là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền chủ yếu trong việc giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức. Việc khiếu nại này có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hoạt động hành chính và hoạt động tố tụng hành chính chính là thủ tục tại toà án trên nền tảng tố tụng hành chính giúp.
Tố tụng hành chính và gì?
Tố tụng hành chính được hiểu là một trình tự giải quyết cho một vụ án hành chính. Trình tự này đảm bảo theo quy định của pháp luật tại Toà án. Mục đích chính là nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này.
Trình tự của thủ tục tố tụng hành chính sẽ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể sẽ gồm có:
– Khởi kiện, thụ lí vụ án
– Chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm
– Xét xử phúc thẩm
– Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
– Thi hành bản án, quyết định của Toà án
Nội dung cơ bản của Luật tố tụng hành chính
Văn bản hiện hành đang có giá trị pháp lý điều chỉnh trong phạm vi này chính là Luật tố tụng hành chính 2015. Đây sẽ là tiền đề cho quá trình giải quyết các vụ án hành chính. Từng quy định trong văn bản này sẽ trực tiếp điều chỉnh các hoạt động có liên quan. Về cơ bản, Luật này sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính;
– Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
– Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
– Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Không đơn thuần là một văn bản chứa đựng các quy định có liên quan đến lĩnh vực. Ý nghĩa của Luật này cũng đã được thể hiện rõ nét thông qua từng quy định. Luật tố tụng hành chính có vai trò đặc biệt được thể hiện ngay tại Điều 1 của văn bản này. Theo đó Luật TTHC góp phần:
– Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
– Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
– Bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.