Nồng độ cồn bao nhiêu thì người đi xe máy bị xử phạt vi phạm giao thông
Cồn trong các loại đồ uống như rượu, bia, rượu mạnh hay cocktails là một chất có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng khiên họ mất khả năng tự chủ, đình hình phương hướng cũng như phản xạ khi có vấn đề. Trong trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, nếu có nồng độ cồn trong máu dễ khiến người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và bị xử phạt.
Nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào thể trạng, chiều cao, cân nặng. Với một lượng bia rượu vào cơ thể, người có thể trạng tốt hơn sẽ có nồng độ cồn thấp hơn và nồng độ cồn trong máu cũng được giải phóng nhiều hơn người bình thường theo thời gian. Vì thế mỗi quốc gia trên thế giới áp dụng mốc tính và cách tính khác nhau.
Theo đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã đưa ra các mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông khi uống rượu, bia như sau:
Đối tượng | Hành vi | Mức phạt |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 1-2 triệu |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 3-4 triệu | |
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | 4-6 trăm ngàn |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 2-3 triệu | |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 5-7 triệu |
Thế nên khuyên bạn không nên điều khiển phương tiện giao thông khi đã có nồng độ cồn trong máu và nếu các bạn có kế hoạch đi chơi khuya và có uống rượu bia, hãy tìm những giải khác đi lại khác như taxi, hoặc người khác chở!