Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục
“Lỗi vượt đèn đỏ”, “vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?”, “Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?”… luôn là những từ khoá được tìm kiếm rất nhiều trên google. Bởi đây là lỗi vi phạm mà nhiều người mắc phải khi tham gia giao thông và họ rất lúng túng không biết mức phạt mình như thế nào?
1. Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2018 thì:
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tín hiệu đèn giao thông ba gồm:
- Đỏ: Khi xuất hiện đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe rẽ phải và những xe có đặc quyền ưu tiên);
- Xanh: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép di chuyển;
- Vàng: Đi chậm vì sắp chuyển sang đèn đỏ.
Căn cứ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Việc không chấp hành tín hiệu giao thông đường bộ được xem là vi phạm và chịu mức phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt như sau: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Các bài viết liên quan. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau: Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo). Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng). Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.
Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
2. Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải
Không phải bất cứ khi nào cũng được rẽ phải khi có đèn đỏ. Người điều khiển phương tiện giao thông khi gặp đèn đỏ chỉ được phép rẽ phải khi có biển báo cho phép rẽ phải, tín hiệu của người điều khiển giao thông hoặc vạch kẻ đường. Khi không có biển báo mà rẽ phải sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
– Đối với ôtô hoặc các phương tiện tương tự ô tô: áp dụng căn cứ xử phạt tại điểm a, Khoản 05 và điểm b, Khoản 11, Điều 05 với mức phạt là từ 03 – 05 triệu đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
– Đối với xe máy hoặc các phương tiện tương tự xe máy: áp dụng căn cứ xử phạt tại điểm e, Khoản 04 và điểm b, Khoản 10, Điều 06 với mức phạt là từ 600 ngàn – 01 triệu đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.