Pháp luật quy định về xử phạt ô nhiễm môi trường như thế nào?
Mục lục
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi tổ chức, cá nhân trong mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Những quy định về xử phạt ô nhiễm môi trường được đặt ra để đảm bảo răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường, cũng như để khắc phục những hậu quả mà hành vi này mang lại, làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, ô nhiễm môi trường được hiểu là:
“sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”
Các hoạt động làm gây ô nhiễm môi trường bị nghiêm cấm và sẽ có các chế tài xử phạt ô nhiễm môi trường phù hợp, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả mà hành vi này gây ra.
Mức xử phạt ô nhiễm môi trường như thế nào?
Việc xử phạt ô nhiễm môi trường có thể thực hiện thông qua các biện pháp hành chính hoặc thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự. Đối với các mức xử phạt hành chính cho hành vi gây ô nhiễm môi trường được hướng dẫn quy định cụ thể tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Pháp luật Hình sự cũng ghi nhận các loại tội phạm môi trường, trong đó “tội gây ô nhiễm môi trường” được quy định tại Điều 235 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với các mức xử phạt chính như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại thì mức xử phạt tương ứng được quy định như sau:
“a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”.