Tác hại của việc sử dụng ma túy đá
Mục lục
Ma túy đá (còn được gọi là hàng đá, chấm đá) là một dạng ma túy tổng hợp được sản xuất từ ephedrine. Tình trạng nghiện ma túy đang ngày càng tăng và là mối lo ngại rất lớn, không chỉ gây ra tác hại nghiệm trọng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của bản thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Vậy tác hại của ma túy đá là gì? Người sử dụng ma túy đá có bị xử lý hình sự không? Những thắc mắc về sử dụng ma túy sẽ được trả lời thông qua bài viết dưới đây.
1. Tác hại khi sử dụng ma túy đá
Khi sử dụng ma túy đá sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến cho người dùng trở nên hưng phấn, sung mãn và có những hành động mất kiểm soát. Nếu sử dụng nhiều và trong thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể.
Sau khi sử dụng khoảng 10 – 15 phút nó sẽ tác động tức thì đến cơ thể. Người sử dụng sẽ cảm thấy cơ thể bỗng chốc khỏe khoắn, tăng năng lượng và hoạt động mạnh; tinh thần sảng khoái, sung sướng, hưng phấn và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, sau những trạng thái hưng phấn nhất thời, người dùng sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược về thể xác và tinh thần do tăng nhịp tim và huyết áp; tăng thân nhiệt, đồng tử giãn và thở nhanh, thở gấp; kích thích các hoạt động mạnh, tăng giao tiếp; miệng khô, khó nuốt và không cảm thấy đói; tăng ham muốn tình dục và vận động mạnh.
Nếu sử dụng liều cao và trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, suy nhược. Tinh thần bị rối loạn, đầu óc lú lẫn, hay quên, rất dễ bị kích thích, cáu giận; đôi khi lại rơi vào trạng thái trầm cảm; thường xuyên ngủ gà ngủ gật, bị ảo giác, mơ màng; có cảm giác hoang tưởng về những điều phi thực tế, không có thật; tâm trạng luôn bất ổn và dễ xuất hiện những hành vi bạo lực gây tổn hại bản thân hoặc gây ảnh hưởng đến xã hội,… Dùng loại ma túy này đến mức độ nào đó sẽ kích thích con nghiện lên cơn cuồng dâm, quan hệ tình dục tập thể hoặc gây án hiếp dâm, giết người mà không thể kiểm soát nổi.
2. Sử dụng ma túy đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trước đây, khi người sử dụng ma túy đá đã được giáo dục nhiều lần và đã bị đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh mà vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tham khảo Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999). Nhưng hiện nay, pháp luật đã bãi bỏ quy định này. Khi sử dụng ma túy đá trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng ma túy thì vẫn phải bị xử lý theo tội danh tương ứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng ma túy đá kèm theo hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy; không tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép ma túy hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép ma túy,… thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng.
Sở dĩ pháp luật bãi bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy là các nhà làm luật cho rằng nghiện ma túy là hiện tượng bệnh lý và chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Để giúp cai nghiện thành công, sự hỗ trợ lâu dài, kiên trì từ phía gia đình và xã hội là rất cần thiết. Cùng với đó thực hiện liệu pháp tâm lý, động viên nhằm xóa bỏ mặc cảm, vượt qua cám dỗ, làm lại cuộc đời. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự có thể đem đến những hậu quả bất lợi về mặt xã hội như khiến người nghiệm tăng thêm sự mặc cảm; cộng đồng xa lánh, kỳ thị và gây khó khăn trong việc cai nghiện cũng như tái hòa nhập cộng đồng.
3. Dịch vụ hỗ trợ tại Phan Law Vietnam
Khi bạn đang có vướng mắc về pháp luật Hình sự, đang vướng vào vụ án hình sự thì hãy liên hệ cho Phan Law Vietnam để được tư vấn chi tiết, đưa ra hướng xử lý và đại diện các bạn tham gia hoạt động tố tụng. Tư vấn pháp lý và đại diện hoạt động tố tụng hình sự là một trong những dịch vụ nổi bật tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Sau nhiều năm hoạt động, chúng tôi đã và đang được rất nhiều Quý Khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Tại đây, Chuyên viên pháp lý, Luật sư Hình sự tại Văn phòng sẽ hỗ trợ:
- Tư vấn chi tiết quy định pháp luật Hình sự và đưa ra phương hướng xử lý các vấn đề có liên quan đến vụ án;
- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án;
- Tham gia hoạt động tố tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người bị hại;
- Xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ; nghiên cứu hồ sơ vụ án để có thể đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận giải quyết;
- Thay mặt bị hại/bị can, bị cáo tranh luận trước Tòa án,…