Tìm hiểu chung về pháp luật dân sự
Mục lục
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau và mỗi ngành ngành luật đều có một vị trí và vai trò nhất định. Trong số đó chính là ngành luật dân sự – một trong những ngành luật được xem như nền tảng cho các quan hệ xã hội thông thường. Thậm chí văn bản điển hình của ngành luật này chính là Bộ luật hình sự còn được coi là luật chung trong một số vấn đề cụ thể.
>>> Tham khảo các quy định của luật dân sự: Tìm hiểu quy định chung về luật dân sự
Tổng quan về ngành luật dân sự
Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến lĩnh vực dân sự và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hơn nữa còn đề cao cho chức năng và đề cao các vấn đề mà luật dân sự quy định.
Luật dân sự là gì?
Theo định nghĩa được chấp nhận trong các học thuyết pháp lý thì luật là tập hợp những quy tắc xử sự chung mà sự tôn trọng những quy tắc ấy được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Áp dụng định nghĩa này vào lĩnh vực dân sự thì có thể hiểu luật dân sự là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
Ngành luật này bao gồm các nguyên tắc cơ bản và có chế định khác nhau. Mỗi chế định đều sẽ có những nguyên tắc điều chỉnh riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản. Ngoài ra còn có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó. Vấn đề này cũng phần nào được thể hiện thông qua quy định tại Điều 1 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Nguyên tắc cơ bản của luật dân sự
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật dân sự 2015 thì các quan hệ trong lĩnh vực này sẽ được điều chỉnh theo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
Khác với quan hệ pháp luật hình sự hay hành chính, dân sự thể hiện rõ nét quan hệ giữa các chủ thể bình quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật chỉ thừa nhận hai nhóm chủ thể chính trong quan hệ này là cá nhân và pháp nhân.
– Cả nhân: Trong các quan hệ dân sự, ngoài việc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ thì một cá nhân sẽ được xác định thông qua năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó.
– Pháp nhân: Khác với cá nhân, chủ thể là pháp nhân sẽ được xác định thông qua các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.