Tố tụng hình sự năm 2022 là gì?
Mục lục
Tố tụng Hình sự là quá trình pháp lý được diễn ra theo trình tự cụ thể nhằm xác định hành vi cụ thể có phải là tội phạm hay không, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý hình sự phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn tố tụng hình sự là gì?
1. Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục Tòa án xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự, các giai đoạn tố tụng hình sự chính là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của tòa án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn nhất định do luật định. Ở mỗi giai đoạn do cơ quan và người tiến hành tố tụng khác nhau.Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.
Thủ tục tố tụng hình sự được pháp luật quy định đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, chính xác và công bằng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan.
2. Những điểm mới của Bộ Luật tố tụng hình sự
2.1. Hoàn thiện nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự
Bổ sung những nguyên tắc mới có phù hợp với Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, loại bỏ những nguyên tắc không phù hợp với hiến pháp và pháp luật.
Bổ sung 05 nguyên tắc mới nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, gồm: Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Điều 11); suy đoán vô tội (Điều 13); không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14); tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26); bảo đảm sự kiểm tra, giám sát trong hệ thống từng cơ quan tố tụng và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 33).
2.2. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tố tụng
Đối với cơ quan điều tra: Phân định rõ ràng về thẩm quyền điều tra, tạm đình chỉ điều tra.
Đối với Viện kiểm sát: Bổ sung tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát.
Đối với Tòa án: Quy định cụ thể thẩm quyền trong xét xử.
2.3. Điều chỉnh về chứng cứ, thu thập chứng cứ và tang vật
Đổi mới khái niệm chứng cứ, quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tiếp nhận và đánh giá chứng cứ do người tham gia tố tụng cung cấp, bổ sung vào hệ thống nguồn chứng cứ gồm dữ liệu điện tử, kết luận giám định tài sản, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Quy định cụ thể trình tự thủ tục thu thập dữ liệu điện tử.
3. Các giai đoạn trong tố tụng hình sự
– Tiếp nhận, xử lý nguồn tin tội phạm:
Tiếp nhận và xử lý nguồn tin tố giác tội phạm là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; viện kiểm sát các cấp; các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự theo quy định pháp luật. Trong thời hạn quy định, cơ quan nhận tin báo tố giác tội phạm phải ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự; hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Khởi tố trong tố tụng hình sự:
Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra dựa vào những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, kèm theo phối hợp, giám sát của viện kiểm sát để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ điều tra vụ án. Thông qua hoạt động điều tra, cơ quan điều tra phải thu thập các chứng cứ hợp lệ để nghiên cứu và nhận định hành vi phạm tội có đủ cấu thành tội phạm hay không.
– Giai đoạn xét xử trong hoạt động tố tụng hình sự:
Xét xử là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tố tụng hình sự để quyết định xem hành vi phạm tội có phải là tội phạm hay không và phải áp dụng các mức hình phạt như thế nào. Hoạt động xét xử được mô tả tại Điều 250 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
“1. Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.
Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
2. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.”