Tội buôn bán hàng giả
Mục lục
Tội buôn bán hàng giả đã được quy định trong các văn bản luật trước đây và được hoàn thiện hơn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định tội buôn bán hàng giả trong bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu tội buôn bán hàng giả
Tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội buôn bán hàng giả. Theo đó, khi có đầy đủ những dấu hiệu dưới đây thì sẽ bị truy cứu hình sự:
- Chủ thể phạm tội: Nếu chủ thể phạm tội là cá nhân, phải là những người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu tội phạm là pháp nhân hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; được thực hiện theo chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân; và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng;
- Biểu hiện bên trong: Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi buôn bán hàng giả của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra;
- Biểu hiện bên ngoài:
- Hành vi phạm tội: Sử dụng hàng giả để bán lại cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán hàng giả có thể có được hàng giả này từ nhiều nguồn, như là tự sản xuất hàng giả để bán; mua lại hàng giả để bán;…
- Hậu quả của hành vi phạm tội: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng có giá trị từ 30.000.000 đồng – dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hiện hành hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng – dưới 100.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng.
2. Khung hình phạt xử lý hình sự tội buôn bán hàng giả
Khi có đầy đủ các dấu hiệu trên thì chủ thể thực hiện hành vi buôn bán hàng giả có thể bị áp dụng hình phạt sau:
Trường hợp 1: Chủ thể phạm tội là cá nhân
- Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm – 10 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
- Hình phạt bổ sung: Có thể phạt tiền từ 20.000.000 đồng – đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp 2: Chủ thể phạm tội là pháp nhân
- Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 3.000.000.000 đồng;
- Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng – 6.000.000.000 đồng;
- Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng – 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm;
- Khung 4: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội buôn bán hàng giả thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
3. Nên sử dụng dịch vụ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Đến với Phan Law Vietnam, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào thái độ dịch vụ cũng như khả năng giải quyết vấn đề. Bởi:
- Thái độ phục vụ: Luôn thực hiện khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, Luật sư tại đơn vị luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng và chủ trương giải quyết công việc;
- Về nghiệp vụ: Là đơn vị sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý. Luật sư tại đơn vị được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý được các tình huống phát sinh cũng như không để xảy ra sai sót;
- Đại diện khách hàng: Luật sư tại đơn vị không chỉ thực hiện tư vấn mà còn hỗ trợ thực hiện các vấn đề liên quan tới vụ án, như soạn thảo giấy tờ liên quan; hỗ trợ tìm chứng cứ để bào chữa/buộc tội cho bị can, bị cáo/người bị hại,…