Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư khác gì với công ty luật?
Mục lục
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của tổ chức, cá nhân ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều văn phòng luật sư và công ty luật hình thành. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn rằng văn phòng luật sư và công ty luật là một.
1. Văn phòng luật sư là gì?
Theo Điều 33 – Luật luật sư 2006 quy định, Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư, và được thành lập theo trình tự thủ tục và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 của luật này. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Trước nền kinh tế thị trường, đất nước trên con đường hội nhập, Văn phòng luật sư không còn là lựa chọn tối ưu nhất cho hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề có thể lựa chọn những loại hình tổ chức hành nghề như hoặc Công ty hợp danh để có thể tối ưu được sức mạnh cùng với lợi thế của loại hình này mang lại. Tuy nhiên hiện tại cũng rất nhiều Luật sư lựa chọn cho mình hình thức tổ chức hành nghề là Văn Phòng Luật Sư.
2. Công ty luật là gì?
Công ty luật được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực pháp lý với các hoạt động chủ yếu gồm: Tư vấn pháp luật; tham gia các hoạt động tố tụng tại Tòa án; là đại diện ngoài tố tụng để giúp khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật và thực hiện một số các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 24 Luật luật sư năm 2006 công ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có ít nhất một Luật sư là chủ sở hữu của công ty;
- Đối với loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có ít nhất hai thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty là Luật sư;
- Đối với trường hợp công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh thì trong công ty phải có ít nhất hai Luật sư là thành viên hợp danh và trong công ty không được có thành viên góp vốn.
3. Sự khác nhau giữa văn phòng luật sư và công ty luật
3.1. Loại hình doanh nghiệp khi thành lập
- Tại khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2006, công ty luật được thành lập dưới hai loại hình doanh nghiệp: Luật công ty hợp danh; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
- Tại khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2006, văn phòng luật sư được tổ chức, thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.
3.2. Người đại diện theo pháp luật
- Đối với công ty luật được thành lập dưới hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người đại diện theo pháp luật là Giám đốc công ty. Đối với công ty luật được thành lập dưới hình thức công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải được sự đồng ý của các thành viên trong công ty;
- Văn phòng luật sư sẽ do người đứng đầu văn phòng đại diện theo pháp luật.
3.3. Cách đặt tên
Cũng giống như các doanh nghiệp thông thường khác được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, tên của công ty luật, văn phòng luật không được trùng hoặc giống gây nhầm lẫn với các công ty luật, văn phòng luật đã thành lập trước đó. Trong tên gọi, không được dùng những từ ngữ, biểu tượng vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.
- Đối với văn phòng luật sư, tên phải bao gồm cụm từ “Văn phòng luật”, tên riêng do Luật sư sáng lập lựa chọn và phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên;
- Đối với công ty luật, tên phải bao gồm cụm từ: “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.
Xem thêm: Danh sách văn phòng luật sư Quận 8 chuyên luật hình sự chuyên nghiệp
3.4. Về trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên
- Thành viên thành lập văn phòng luật sư chịu trách nhiệm vô hạn đối với văn phòng luật sư do mình thành lập;
- Đối với các công ty luật được thành lập theo hình thức công ty luật hợp danh, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty. Trường hợp công ty có nghĩa vụ thanh toán nhưng tài sản của công ty không đủ để thanh toán toàn thì thành viên hợp danh phải sử dụng tài sản cá nhân của mình để thanh toán mọi khoản nợ.
4. Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam uy tín, chuyên nghiệp
Hiện nay trên thị trường việc lựa chọn văn phòng Luật sư sẽ được ưu ái hơn so với công ty Luật. Nếu bạn đang muốn tìm một văn phòng Luật sư uy tín để đồng hành với mình trên con đường Pháp lý thì có thể tham khảo Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý. Đồng thời hỗ trợ làm thủ tục nếu bạn có nhu cầu trong mọi vấn đề. Hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhanh chóng.