Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình Phan Law Vietnam
Mục lục
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình Phan Law Vietnam tự tin là nơi đáng tin cậy để bạn gửi gắm tâm tư, mong muốn trong tất cả các vấn đề về hôn nhân và gia đình. Với đội ngũ tận tâm, biết lắng nghe, chia sẻ và có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề hôn nhân.
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình Phan Law Vietnam
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình Phan Law Vietnam ra đời đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa pháp luật và các thành viên trong quan hệ hôn nhân gia đình, không chỉ giúp cho khách hàng có hướng giải quyết mâu thuẫn hôn nhân gia đình mà giúp giải quyết những thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, chúng tôi tin tưởng sẽ tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của quý khách trong các vấn đề sau:
1. Đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn; đặc biệt hỗ trợ giải quyết ly hôn nhanh, thủ tục đơn giản;
2. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn;
3. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
4. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
5. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
6. Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;
7. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
8. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
9. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
10. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
….
Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được quy định như thế nào?
Văn phòng luật sư về hôn nhân gia đình Phan Law sẽ tư vấn cho các bạn về mức cấp dưỡng cũng như phương thức cấp dưỡng theo quy định hiện hành như sau:
Thứ nhất, mức cấp dưỡng
Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng sẽ thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng dựa trên những tiêu chí sau (tham khảo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).:
- Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Lưu ý: Nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể bị thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng sẽ thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
Thứ hai, phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần (tham khảo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Lưu ý: Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
Khi nào thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ kết thúc?
Theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp được quy định sau:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn,…