Xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?
Mục lục
Xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi là hành vi gây “xôn xao” trong thời gian gần đây. Đây là hành vi đáng bị lên án và xử phạt nghiêm khắc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
- Luật Bảo vệ trẻ em 2016;
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.
2. Xâm hại trẻ em là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về xâm hại trẻ em như sau: “Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.” Theo khoản 3 Điều 6 Luật này thì đây được coi là hành vi bị nghiêm cấm.
Tại Điều 25 Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”. Trẻ bị xâm hại tình dục có các trường hợp: Trẻ em bị hiếp dâm; trẻ em bị cưỡng dâm; trẻ em bị giao cấu; trẻ em bị dâm ô; trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
3. Một số nguyên nhân về xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi
Xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
- Bởi vì sự thiếu hiểu biết và nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt là từ phía các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ, về những khía cạnh tâm sinh lý đặc biệt của trẻ em, cùng với sự thiếu quan tâm và không chia sẻ thông tin về giới tính với con cái… Điều này dẫn đến tình trạng hiểu biết kém về những biến đổi tâm sinh lý trong quá trình phát triển, và cũng khiến trẻ em trở nên thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ khỏi các rủi ro và nguy cơ xâm hại.
- Thêm vào đó, nhận thức về pháp luật và khả năng tự vệ của các nạn nhân còn non nớt, cùng với khả năng công tác phát hiện và tố giác tội phạm còn gặp nhiều khó khăn. Sự chênh lệch xã hội, điều kiện sống khác biệt, gia đình có rạn vỡ và giá trị truyền thống bị xói mòn cũng làm gia tăng con số trẻ em bị bỏ rơi, lạm dụng, và bị bóc lột.
- Hơn nữa, công tác truyền thông, giáo dục, và vận động xã hội chưa đủ sát sao với các địa bàn và đối tượng, và số lượng người thực hiện nhiệm vụ truyền thông và tư vấn vẫn còn hạn chế. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt trong nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đặc biệt, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và thực hành quyền của trẻ em từ phía cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng đang thiếu hụt.
- Cuối cùng, tác động tiêu cực từ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm và thông tin độc hại không được kiểm soát, lan tràn qua mạng internet, đã góp phần vào việc hình thành các hành vi không đúng chuẩn ở cả trẻ em và người lớn.
4. Xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?
Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em; được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tại Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật cụ thể sau:
- Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
- Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
- Điều 146 – Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;
- Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Với mỗi loại tội danh pháp luật quy định cụ thể về mức phạt tù cũng như một số biện pháp kèm theo (nếu có). Ví dụ:
4.1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
…
4.2. Tội cưỡng dâm
Được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm….”.
5. Hỗ trợ pháp lý khi trẻ em dưới 18 tuổi bị xâm hại
Nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của trẻ em bị xâm hại bởi hành vi trái pháp luật của người khác, bạn hã liên hệ với văn phòng luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn và giải quyết. Cụ thể:
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của trẻ em bị xâm hại, cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết để yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện.
Luật sư nghiên cứu hồ sơ, lên phương án thực hiện khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản trong quá trình khởi kiện, tư vấn và trực tiếp hỗ trợ bạn thu thập, chuẩn bị tài liệu chứng cứ, đại diện thay mặt bạn tham gia giải quyết vụ kiện tại tòa.
Luật sư theo dõi và hỗ trợ bạn trong quá trình thi hành án, đảm bảo bạn nhận được đầy đủ số tiền bồi thường mà Tòa án đã quyết định. Cũng như kẻ phạm tội bị xử lý thích đáng.