Mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia giao thông
Mục lục
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loại các vụ tai nạn giao thông. Do vậy mà pháp luật luôn xem đây là một hành vi có tính chất nguy hiểm và cần phải bị xử lý nghiêm khắc. Vì thế mà các văn bản quy phạm của pháp luật luôn quy định cụ thể về các chế tài mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia giao thông. Tùy theo tính chất và mức độ mà sẽ có mức xử phạt tương ứng.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về hình thức xử phạt tiếng ồn
Mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia giao thông
Quy định về xử phạt uống rượu bia
Hiện nay, cơ sở để xác định một cá nhân có uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ căn cứ vào mức nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở để đưa ra quyết định xử phạt. Tùy theo loại phương tiện và mức nồng độ cồn mà mức xử phạt sẽ khác nhau.
Đối với người điều khiển, xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8 và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô uống rượu bia khi tham gia giao thông được xác định như sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại điểm e khoản 11 Điều 5.
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại điểm g khoản 11 Điều 5.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 10 Điều 6.
Đối với người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện
Các phương tiện bao gồm xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn thì sẽ áp dụng mức xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại điểm đ khoản 10 Điều 6.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại điểm e khoản 10 Điều 6.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở và Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, quy định tại điểm g khoản 10 Điều 6.
Xử phạt uống rượu bia gây tai nạn giao thông
Xử phạt uống rượu bia gây tai nạn giao thông
Đối với các trường hợp nghiêm trọng uống rượu bia gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào tham gia giao thông đường bộ mà trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.