Xâm phạm quyền riêng tư phạt bao nhiêu?
Mục lục
Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người. Bất kỳ ai cũng không được phép xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể rơi vào tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác và bị xử lý theo Điều 159 Bộ luật Hình sự hiện hành.
1. Xâm phạm quyền riêng tư phạt bao nhiêu?
Khi xác định đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả của hành vi xâm phạm không phải là căn cứ để truy cứu trách nhiệm. Tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định mức độ nghiêm trọng, từ đó quyết định hình phạt. Cụ thể như sau:
Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
- Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
- Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm – 03 năm khi:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm – 05 năm.
2. Nên sử dụng dịch vụ Luật sư Hình sự
Trong quá trình tố tụng hình sự, Luật sư sẽ tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án để bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người bị hại. Dù Luật sư tham gia ở giai đoạn nào thì đều có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật.
Việc Luật sư tham gia vào các hoạt động điều tra khác, như khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết thân thể,… cũng là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa. Thông qua các hoạt động này, Luật sư có thể phát hiện thêm những tình tiết mới hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can, làm hạn chế tình trạng oan sai. Hoặc phát hiện các tình tiết có lợi cho người bị hại, hỗ trợ quá trình buộc tội bị can.
Nhìn chung, thuê Luật sư tư vấn và tham gia vào vụ án hình sự là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong quá trình tìm kiếm đơn vị dịch vụ Luật sư, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng, cần chọn lọc và tránh ham lợi trước mắt mà chọn những đơn vị dịch vụ rẻ, không có uy tín để dẫn đến tiền mất tật mang.
3. Sử dụng dịch vụ Luật sư Hình sự tại Phan Law Vietnam
Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ Luật sư Hình sự tốt nhất và uy tín nhất hiện nay. Từ khi thành lập cho đến hiện tại, đã và đang có nhiều Khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ tại Văn phòng. Đến với chúng tôi, bạn không chỉ được trải nghiệm thái độ dịch vụ tốt mà chất lượng dịch vụ cũng rất tốt. Tại đây, Luật sư Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ những nội dung như:
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến tội danh và cách thức để bào chữa/buộc tội nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ;
- Đại diện Quý Khách hàng tham gia hoạt động tố tụng để bào chữa/buộc tội đối với hành vi phạm tội;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của người bị hại.