Xử lý nghiêm hành vi lừa đảo đầu tư tài chính
Mục lục
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính bằng cách kêu gọi người chơi bỏ tiền tham gia đầu tư, mua – bán, giao dịch các loại “tiền ảo”,… trên các sàn đầu tư ngoại hối,… Đây không phải là một hình thức lừa đảo mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều người thiếu hiểu biết, mù quáng tin theo và trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này.
1. Cảnh giác với các hành vi lừa đảo đầu tư tài chính
Nắm rõ tâm lý muốn làm giàu nhanh, các đối tượng đã đưa ra hàng loạt quảng cáo mời chào đầu tư hấp dẫn, hứa hẹn giúp người chơi làm giàu nhanh chóng với lãi suất khổng lồ, thậm chí còn cam kết hoàn tiền nếu người chơi gặp rủi ro khi đầu tư,…
Các đối tượng thường mạo danh các sàn đầu tư nước ngoài hoặc giả mạo công ty tài chính để tạo ra các trang web, ứng dụng đầu tư lừa đảo. Tên miền của các sàn giao dịch này thường chỉ tồn tại trong một thời gian. Sau khi đã lừa được một số lượng nhất định, các đối tượng sẽ chuyển sang tên miền khác và tự đánh sập sàn cũ để ngăn cản hoạt động điều tra, truy vết của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, chúng còn tạo ra các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm đầu tư trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và mời các nạn nhân vào nhóm. Những người đứng ra chia sẻ tự xưng là các chuyên gia tài chính với nhiều năm kinh nghiệm, tự tạo hồ sơ cá nhân cho bản thân một cách hào nhoáng với những bức ảnh sang chảnh, tham dự hội nghị,… nhằm tạo thiện cảm và gây dựng lòng tin ban đầu với mục tiêu được nhắm đến.
Để tăng thêm lòng tin của nạn nhân, các đối tượng còn thường xuyên chia sẻ hình ảnh giao dịch nhận tiền từ những người cùng tham gia đầu tư trên nhóm, các giao dịch tiền lời lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Thực chất, những hình ảnh này không phải của những người đầu tư thực sự mà là của những những cùng phe với nhóm lừa đảo. Khi thấy nạn nhân đã tin tưởng và đồng ý tham gia đầu tư, chúng sẽ triển khai kế hoạch “thả con săn sắt bắt con cá rô” để dẫn dụ người chơi bỏ ra số tiền đầu tư lớn rồi mới “thu lưới” để lấy hết số tiền mà họ bỏ ra.
2. Xử lý hành vi lừa đảo đầu tư tài chính
Hành vi lừa đảo đầu tư tài chính có thể bị xử lý hình sự với biện pháp xử lý khác nhau, tùy vào mức độ phạm tội. Cụ thể như sau:
Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự hiện hành, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm – 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Phan Law Vietnam hỗ trợ pháp lý hình sự
Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ tối đa trong quá trình vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ, như: tư vấn dấu hiệu phạm tội, biện pháp chế tài; tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại; thu nhập giấy tờ, tài liệu, bằng chứng có lợi,…
Để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng, hãy gọi vào số hotline, gửi email hoặc đến trực tiếp Văn phòng của chúng tôi. Tại đây, đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý luôn có mặt để tư vấn và giải đáp thắc mắc cũng như đại diện Khách hàng bảo vệ quyền lợi. Do đó, nếu trong quá trình tìm Luật sư bào chữa/Luật sư bảo vệ quyền lợi thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.