Hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp có bị phạt tù không?
Mục lục
Làm giả giấy tờ vay ngân hàng luôn là vấn đề được đặt ra và để lại nhiều hệ lụy tiêu cực. Hành vi này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và có thể ảnh hưởng lớn đến người dân. Vậy việc làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp có bị phạt tù không?
1. Hồ sơ vay ngân hàng, vay thế chấp bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ vay thế chấp Ngân hàng được quy định khác nhau ở các Ngân hàng. Để có thể vay thế chấp hoặc vay ngân hàng thì người có nhu cầu vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.
- CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Tài liệu chứng minh thu nhập để trả nợ: hợp đồng lao động, bảng lương…
- Các giấy tờ khác theo quy định của Ngân hàng.
Những đối tượng có hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp thường chuẩn bị những tài liệu trên, có đóng dấu giả để qua mắt công an. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện rất những đơn vị cung cấp dịch vụ làm giả giấy tờ y như thật, qua mắt cơ quan chức năng có thẩm quyền một cách dễ dàng.
2. Hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp có bị phạt tù không?
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp những đối tượng này có mục đích chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng với số tiền trên 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp còn có thể bị truy cứu với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức khi thỏa mãn cấu thành tội phạm này.
2.1. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản pháp luật quy định xử phạt tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Khoản 1: Nếu người phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự thì bị xử lý theo khoản 1 với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2: Quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khoản 3: Quy định chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khoản 4: Quy định chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xem thêm: Hành vi làm giả giấy tờ xe máy bị xử phạt như thế nào?
2.2. Đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
Có 3 khung hình phạt được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Khoản 1: Khung cơ bản – quy định hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khoản 2: Khung tăng nặng thứ nhất – quy định mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, áp dụng đối với trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 3: Quy định mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng đối với trường hợp:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh hình phạt chính, hình phạt bổ sung (khoản 4) có thể áp dụng cho tội phạm này là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Luật sư tư vấn về hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về hành vi làm giả giấy tờ vay ngân hàng, vay thế chấp thì hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được hỗ trợ. Phan Law Vietnam sở hữu đội ngũ Luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ Khách hàng mọi vấn đề thắc mắc.
Ngoài ra, Phan Law Vietnam còn cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa với:
- Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến xử lý hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp khoản vay ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ bào chữa tại Tòa án.
- Hỗ trợ Khách hàng thu thập bằng chứng có lợi.
- Đại diện Khách hàng làm việc trực tiếp với Tòa án và cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Khách hàng.