Vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng có vi phạm pháp luật không?
Mục lục
Trong đời sống hôn nhân, lòng tin và sự tôn trọng là những nền tảng quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, ranh giới giữa yêu thương và kiểm soát, giữa chia sẻ và xâm phạm đôi khi trở nên mờ nhạt, dẫn đến những mâu thuẫn và tổn thương không đáng có. Một trong những vấn đề nhạy cảm thường gặp là việc vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng. Vậy hành vi này có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời.
1. Thế nào là quyền riêng tư, bí mật cá nhân?
Căn cứ vào tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền được bảo vệ cuộc sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc theo dõi, thu thập thông tin của người khác thì phải được sự đồng ý của người đó.
Việc vợ lén lút kiểm tra điện thoại, tin nhắn, theo dõi mạng xã hội của chồng mà không được sự đồng ý mà không được sự đồng ý là xâm phạm trực tiếp đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người chồng. Hành động này không chỉ khiến người chồng cảm thấy bị xúc phạm, mất tự do mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho mối quan hệ vợ chồng.
2. Hành vi xâm phạm đời tư của người khác bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm cụ thể hành vi “theo dõi cuộc sống riêng tư của người khác”. Tuy nhiên, hành vi này có thể vi phạm pháp luật trong một số trường hợp nhất định, cụ thể:
- Việc theo dõi, thu thập thông tin về cuộc sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được quy định tại Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật liên quan.
- Việc sử dụng thông tin thu thập được từ hành vi theo dõi trái phép để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị xử lý vi phạm pháp luật. Ví dụ, sử dụng thông tin để tống tiền, bôi nhọ danh dự,…
- Việc theo dõi, đeo bám, quấy rối người khác có thể gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc người vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng có thể sẽ bị xử phạt về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Văn phòng luật sư tố tụng.
Gia đình là tổ ấm hạnh phúc, là nơi vun đắp tình yêu thương và che chở cho nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí là những hành vi vi phạm quyền riêng tư của nhau. Một trong những vấn đề nhạy cảm và gây tổn thương sâu sắc là việc vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng.
Vợ chồng cần dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ cởi mở về những vấn đề trong cuộc sống, bao gồm cả những nghi ngờ, lo lắng. Nếu không thể tự giải quyết vấn đề, vợ chồng nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia pháp lý tư vấn hôn nhân gia đình để được hỗ trợ.
Văn phòng luật sư Tố Tụng với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng một cách hiệu quả và bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của bạn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Luật sư sẽ phân tích tình huống cụ thể của bạn, đưa ra giải pháp pháp lý phù hợp và hướng dẫn bạn cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Chúng tôi có thể soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn tố cáo, các thuận ly hôn,…
- Luật sư sẽ thay mặt bạn tham gia các thủ tục tố tụng tại Tòa án, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.