Cần làm gì khi bị bạo hành tâm lý gia đình? Quy định của pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối và đáng lên án trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong thời đại mạng xã hội bùng nổ thì nhiều vụ việc bạo lực gia đình đã được đưa ra pháp luật xử lý nhưng vẫn còn ẩn nhiều góc khuất. Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình là sự tổn thương về thể chất và tâm lý. Vì vậy, cần làm gì khi bị bạo hành tâm lý gia đình?
1. Những tổn thương tâm lý ở nạn nhân khi bị bạo hành
Bạo hành tâm lý gia đình là những hành vi mang tính bạo lực, xảy ra ở những người thân, gây tổn thương về thể chất, tinh thần và nhân phẩm cho nạn nhân. Nghiêm trọng nhất là tổn thương tâm lý khi bị bạo hành gia đình như:
- Rối loạn cảm xúc với các dấu hiệu và triệu chứng như: căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ, thiếu tập trung, cáu kỉnh, khóc lóc, không vui, làm việc chậm chạp, thiếu hứng thú với công việc hàng ngày.
- Trầm cảm, cảm giác vô dụng và mong muốn kết thúc cuộc sống.
- Nạn nhân bạo hành tâm lý gia đình có muốn sử dụng rượu, có nhiều ý nghĩ tự làm hại bản thân và tự sát.
- Trầm cảm, lo lắng.
- Cảm giác xấu hổ, tội lỗi, ám ảnh, rối loạn hoảng sợ.
- Thiếu lòng tự trọng.
- Trải qua rối loạn giấc ngủ và ăn uống; giảm hoạt động thể chất.
- Có những hành vi tình dục không an toàn.


Ảnh hưởng mà bạo lực gia đình gây ra vô cùng lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý mà còn dễ hình thành suy nghĩ tiêu cực, chán nản, ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân.
2. Quy định của pháp luật về quyền của nạn nhân khi bị bạo hành tâm lý gia đình
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
- Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
- Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
- Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, khi bị bạo hành tâm lý gia đình, nạn nhân có quyền yêu cầu sự bảo vệ từ cơ quan hoặc tố cáo, khởi kiện. Đồng thời, trong quá trình tố cáo thì nạn nhân cần thu thập thông tin, hình ảnh, bằng chứng liên quan đến bạo hành tâm lý gia đình để cơ quan giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng. Việc báo tin tố giác về hành vi bạo hành tâm lý gia đình có thể qua gọi điện, nhắn tin, gửi đơn hoặc trực tiếp báo tin.
Xem thêm: Bạo hành gia đình là gì? Những hành vi nào được coi là bạo hành gia đình?
3. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo hành tâm lý gia đình
Căn cứ tại Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm tiếp xúc;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, để giải đáp thêm về hành vi bạo hành tâm lý gia đình thì Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Luật sư tố tụng. Tại đây, đội ngũ Luật sư là những người am hiểu quy định của pháp luật, giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về chuyên môn sẽ giúp bạn hiểu cụ thể về trường hợp của mình.
Đặc biệt, dịch vụ tư vấn tại Luật sư tố tụng vô cùng chuyên nghiệp, bảo mật thông tin kỹ càng, tuyệt đối không để lộ thông tin đời tư của Khách hàng. Luật sư tố tụng cũng sẽ hỗ trợ tham gia quá trình tố tụng tại tòa án khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra để bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân.
Trong trường hợp bị can, bị cáo cần hỗ trợ bào chữa thì Luật sư tố tụng cũng sẽ cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa, giúp giảm án, tìm minh chứng giảm nhẹ tội cho Khách hàng.