Tố tụng hành chính – 10 điều cần lưu ý
Mục lục
Luật tố tụng hành chính 2015 được ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Luật tố tụng hành chính hiện hành ban hành với nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, …; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,… Bài viết dưới đây sẽ trả lời tố tụng hành chính là gì và các vấn đề liên quan.
>>> Tham khảo các quy định của luật tố tụng hành chính: Tìm hiểu về luật tố tụng hành chính
Thuật ngữ tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính được hiểu là một trình tự giải quyết cho một vụ án hành chính. Trình tự này đảm bảo theo quy định của pháp luật tại Toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quá trình này diễn ra theo trình tự như sau:
- Khởi kiện, thụ lý vụ án.
- Chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm.
- Xét xử phúc thẩm.
- Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Thi hành bản án, quyết định của Toà án.
Luật tố tụng hành chính quy định những nội dung chính nào?
Luật tố tụng hành chính hiện hành có những nội dung chính sau:
Thứ nhất, thẩm quyền của tòa án
Quy định về những khiếu kiện nào thuộc thẩm quyền của Tòa án, cách xác định tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ án cũng như trách nhiệm chuyển giao vụ án cho tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, về cơ quan/người tiến hành tố tụng và thay đổi người tiến hành tố tụng
Liệt kê ra những cơ quan/người tiến hành tố tụng cũng như quyền và trách nhiệm của họ. Đồng thời quy định về những trường hợp cần phải thay đổi hoặc từ chối người tiến hành tố tụng.
Thứ ba, người tham gia tố tụng
Liệt kê những chủ thể được xem là người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó cũng liệt kê ra quyền và nghĩa vụ của từng người tham gia tố tụng.
Thứ tư, các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nêu rõ mục đích của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và những chủ thể nào có quyền yêu cầu áp dụng. Đồng thời, liệt kê ra các biện pháp cũng như việc thay đổi, hủy bỏ,….
Thứ năm, chứng minh và chứng cứ
Quy định rõ chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Nêu rõ nguồn chứng cứ và xác định chứng cứ ra sao,…
Thứ sáu, khởi kiện và thụ lý vụ án
Mục này gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy định về quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện.
- Quy định nội dung khởi kiện cần phải có những nội dung gì.
- Thủ tục khởi kiện ra sao (tiếp nhận đơn => trả lại hay thụ lý đơn => thông báo thụ lý đơn => phân công thẩm phán giải quyết)
Thứ bảy, thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
Mục này gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy định về thời hạn xét xử.
- Quy định về nhiệm vụ cũng như quyền hạn của thẩm phán trong giai đoạn này (lập hồ sơ vụ án, yêu cầu cung cấp chứng cứ,…)
- Nguyên tắc khi đối thoại và những trường hợp không cần đối thoại.
- Lập phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại và đưa ra kết quả.
- Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.
Thứ tám, phiên tòa sơ thẩm
Mục này gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy định những yêu cầu chung của phiên tòa sơ thẩm như thời hạn, địa điểm, hình thức mở phiên tòa,…
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa như khai mạc phiên tòa; hỏi đương sự có muốn thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu,…
- Tranh tụng tại tòa án như thứ tự, nguyên tắc hỏi trong phiên tòa; xem xét chứng cứ; nghị án; tuyên án,…
Thứ chín, thủ tục phúc thẩm
Mục này gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy định chung về thủ tục phúc thẩm như bản chất của thủ tục này là gì? Người có quyền kháng cáo, kháng nghị; thời hạn kháng cáo, kháng nghị là bao lâu?…
- Thủ tục bắt đầu phúc thẩm như quy định về trình tự thủ tục diễn ra phiên tòa phúc thẩm.
- Tranh tụng tại phiên tòa như quy định về phần trình bày, tranh luận tại phiên tòa, đưa ra quyết định, bản án.
Thứ mười, thủ tục giám đốc thẩm
Mục này gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Bản chất của thủ tục này là gì?
- Điều kiện để có thể kháng nghị cũng như chủ thể có thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị.
- Thủ tục giải quyết vụ án theo giám đốc thẩm.
Dịch vụ tư vấn liên quan đến tố tụng hành chính gồm những nội dung nào?
Nội dung tư vấn các vấn đề liên quan đến tố tụng hành chính gồm:
- Giúp khách hàng hiểu rõ tố tụng hành chính là gì?
- Giúp khách hàng xác định được khi nào có thể nộp đơn khởi kiện.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị tài liệu chứng cứ có liên quan khi được yêu cầu.
- Đại diện khách hàng tham gia quá trình tố tụng và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.