Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ mới nhất 2021
Mục lục
Vượt đèn đỏ là một trong số những hành vi vi phạm điển hình nhất của các phương tiện khi tham gia giao thông. Hầu hết các phương tiện đều vi phạm lỗi này và dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số lượng lớn các vụ tai nạn giao thông. Chính vì vậy mà pháp luật xem đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng và có mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ cực kỳ nghiêm ngặt.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mức xử phạt tốc độ hiện nay
Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ mới nhất 2021.
Quy định về mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ
Giao thông đường bộ sẽ bao gồm nhiều loại phương tiện tham gia giao thông khác nhau. Tùy theo loại phương tiện vi phạm mà sẽ có mức xử phạt tương ứng trong từng trường hợp cụ thể.
Đối với người điều khiển xe máy
Với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện: Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 600.000đ – 1.000.000đ và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Riêng với các loại xe máy kéo, xe máy chuyên dùng thì phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm đ khoản 5 Điều 7).
Đối với người điều khiển xe ô tô
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện
Với xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện thì điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ.
Đối với người đi bộ
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì với người đi bộ thì mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng.
Trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt
Trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt
Trong một số trường hợp đặc biệt việc vượt đèn đỏ không bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là:
– Khi có hiệu lệnh của nguời điều khiển giao thông (cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông);
– Trường hợp xe ưu tiên:
+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.