Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn của quy trình tố tụng hình sự
Mục lục
Tố tụng hình sự là quy trình xử lý vụ án hình sự, được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn. Quy trình tố tụng hình sự bao gồm 05 giai đoạn với cơ quan, người tiến hành tố tụng khác nhau.
Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của toà án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn nhất định do luật định. Ở mỗi giai đoạn do cơ quan và người tiến hành tố tụng khác nhau đảm nhiệm.
Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.
Thủ tục tố tụng hình sự (TTHS) được pháp luật quy định đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, chính xác và công bằng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan.
Các giai đoạn của quy trình tố tụng hình sự
Quy trình tố tụng hình sự được tính từ khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
Giai đoạn khởi tố
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án cũng đồng thời là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Để khởi tố vụ án hình sự cần có căn cứ được quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Ngoài ra, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
- Tố giác của công dân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức;
- Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
- Người phạm tội tự thú”.
Giai đoạn điều tra
Là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
Giai đoạn truy tố
Truy tố là một trong những giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, quyết định truy tố của Viện kiểm sát phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Giai đoạn xét xử
Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:
Khai mạc
Xét hỏi
Tranh luận trước tòa
Nghị án và tuyên án.
Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định.
Thi hành bản án
Khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật thì sẽ được đưa ra thi hành án trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định. Việc thi hành các loại hình phạt và bồi thường dân sự (nếu có) phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, cần động viên, giáo dục người phạm tội nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt để có thể được giảm thời hạn áp dụng hình phạt đối với họ.
Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự tại Phan Law Vietnam
Vướng vào các rắc rối hình sự là điều mà không ai mong muốn, dù với tư cách là bị can, bị cáo, người bị hại hay người làm chứng. Việc đồng hành cùng luật sư trong các vụ án hình sự sẽ hạn chế tối đa việc oan, sai, giúp giảm nhẹ bản án. Với nhiều năm kinh nghiệm tham gia tư vấn, tranh tụng, các luật sư Phan Law Vietnam sẽ giúp bạn:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất của bị can/bị cáo trong vụ án hình sự;
- Tư vấn pháp luật chi tiết, đưa ra phương án bào chữa tốt nhất cho bị can/bị cáo theo đúng quy định của pháp luật
- Đồng hành cùng bị can/bị cáo xuyên suốt quá trình vụ án từ giai đoạn đầu khởi tố, trong quá trình tố tụng và sau khi tuyên án.
- Hỗ trợ thân chủ trong việc tìm chứng cứ, đưa lời khai, viết đơn xin bảo lãnh, đơn bãi nại, đơn xin giảm án,…
- Tư vấn pháp luật hình sự toàn diện, giải thích cặn kẽ từng quy định liên quan đến: Xóa án tích, thời hiệu thi hành bản án, tội phạm và khung hình phạt, biện pháp khẩn cấp tạm thời,…
Trên đây là một số kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến tố tụng hình sự, quy trình tố tụng hình sự trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Thông thường, một vụ án hình sự thường diễn ra trong thời gian dài, từ vài tháng đến hàng chục năm, với nhiều tình tiết khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi của mình, sự đồng hành của luật sư là rất cần thiết.