Vượt đèn đỏ mức phạt bao nhiêu?
Mục lục
Việc người tham gia giao thông cần nắm rõ khi vượt đèn đỏ mức phạt bao nhiêu là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ việc nắm rõ hậu quả của việc vượt đèn đỏ sẽ khiến người tham gia giao thông có ý thức hơn trong việc chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
1. Vượt đèn đỏ mức phạt bao nhiêu?
Nếu xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt như sau: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Các bài viết liên quan. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau: Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo). Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng). Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.
Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
2. 4 trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt
2.1. Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, khi tham gia giao thông đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau là đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường và người điều khiển giao thông ở cùng một khu vực thì trước hết, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Vì vậy nếu được sự cho phép của người điều khiển giao thông thì đèn đỏ không phải là yếu tố bắt buộc để dừng xe.
2.2. Có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép đi
Trường hợp này gọi là biển báo phụ, thường thấy ở những trụ đèn tín hiệu giao thông. Những biển bao này cho phép một số loại xe được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng khi đèn đỏ.
2.3. Trường hợp có vạch kẻ kiểu mắt võng
Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT vạch kẻ kiểu mắt võng bố trí ở làn trong cùng đường đi, những vạch đan xen nhau.
Trong khu vực này xe không được phép dừng đỗ trong phạm vi vạch mắt võng để tránh ùn tắc giao thông.
Vì vậy trong trường hợp này đèn đỏ nhưng phương tiện vẫn phải tiếp tục di chuyển.
2.4. Những loại xe đặc biệt và những trường hợp đặc biệt
Luật giao thông đường bộ có quy định một số loại xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ, được phép di chuyển cả khi đèn đỏ:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe công an, quân sự, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường;
- Xe cứu thương;
- Xe hộ đê; Xe làm các nhiệm vụ cứu hộ khẩn cấp khác.
Ngoài những loại xe trên, trường những trường hợp đặc biệt pháp luật có thể xem xét không xử phạt hành vi vượt đèn đỏ như: tình huống cấp thiết, phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng; người vượt đèn đỏ là người không có năng lực trách nhiệm hành chính.